Thứ sáu, 26/08/2022 15:39 GMT+7

Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Đó là những chia sẻ của ông Nguyễn Văn Khôi – Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn, Tổng cục TCĐLCL về đánh giá tác động Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Tại Hội thảo khoa học trao đổi, thảo luận về các nội dung trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật (Luật TC&QCKT) diễn ra mới đây, ông Nguyễn Văn Khôi – Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn cho biết, trong bối cảnh các Hiệp định FTA thế hệ mới yêu cầu cam kết sâu rộng hơn, Luật TC&QCKT hiện hành chỉ quy định các nguyên tắc chung. Bên cạnh đó, hoạt động tiêu chuẩn chưa phát huy được tính dẫn dắt, chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội do phần lớn việc xây dựng tiêu chuẩn căn cứ theo nhu cầu thực tại, các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực, nhiều quốc gia đã ban hành chiến lược tiêu chuẩn hóa.

Ngoài ra, với xu hướng xã hội hoá hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, việc xây dựng TCVN hiện nay chủ yếu sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn. Đặc biệt, chưa thống nhất quy định giữa Luật TC&QCKT với quy định tại các Luật liên quan.

Cũng theo ông Khôi, mục tiêu xây dựng chính sách là chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; thể chế hóa các cam kết của Việt Nam trong thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại quốc tế (FTA thế hệ mới); Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đánh giá tác động của 11 chính sách, ông Khôi cho biết, về chính sách 1 là thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng & triển khai đầy đủ các cam kết quốc tế về yêu cầu minh bạch hoá: Nhà nước có chính sách thúc đẩy sự tham gia của Việt Nam vào các hoạt động xây dựng TCQT, TCKV; hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia là thành viên chính thức của các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế, khu vực; Nhà nước có cơ chế hỗ trợ để xây dựng thành tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm trọng điểm, ưu tiên, chủ lực, đặc thù của Việt Nam. Quá trình xây dựng TC, QCKT đảm bảo sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, đảm bảo tuân thủ cam kết theo các FTA mà Việt Nam đã ký kết.
 

Ông Nguyễn Văn Khôi – Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn đánh giá tác động Dự thảo sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật TC&QCKT.

Tuân thủ cam kết FTA thế hệ mới về yêu cầu minh bạch hoá: Bổ sung quy định về minh bạch hóa, hoạt động thông báo, hỏi đáp, cung cấp thông tin về TC, QCKT, ĐGSPH. Làm rõ khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Tiêu chuẩn hóa quốc gia phù hợp với cam kết FTA thế hệ mới.

Về chính sách 2 là xây dựng chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia: Cơ quan có thẩm quyền xây dựng chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia, mục tiêu và các nội dung cơ bản của chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia.

Về chính sách 3 là thúc đẩy xã hội hóa trong hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn: Tạo cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng TCVN, thu hút hiệu quả nguồn lực xã hội; Xác định vai trò, tầm quan trọng của TCCS trong phát triển KTXH, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn; Có cơ chế hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng TCVN; thể hiện rõ vai trò của DN trong quá trình xây dựng TCVN; ưu tiên sử dụng kết quả nghiên cứu KHCN, ĐMST của các viện nghiên cứu, trường đại học, hiệp hội, DN để xây dựng TCVN.

Về chính sách 4 là tăng cường tính hiệu quả của hoạt động đánh giá sự phù hợp: Thống nhất khái niệm giữa Luật TC&QCKT với Luật khác liên quan; Sửa đổi, bổ sung quy định chung cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp; Sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động của tổ chức chứng nhận nước ngoài để phù hợp với cam kết của Việt Nam khi tham gia các Hiệp định FTA thế hệ mới; Bổ sung quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức công nhận, bao gồm: đáp ứng yêu cầu và điều kiện của một trong các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế quy định về hoạt động công nhận tương ứng với lĩnh vực đã đăng ký; đăng ký hoạt động công nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Bổ sung quy định về Hội đồng công nhận quốc gia.

Về chính sách 5 là đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực TC, QCKT, loại TC: Đối với quy định về đối tượng của QCVN hàng dự trữ quốc gia thuộc danh mục bí mật nhà nước: Bổ sung quy định cụ thể phạm vi của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật không bao gồm các đối tượng thuộc bí mật nhà nước; Bổ sung quy định tiêu chuẩn về định danh, nhận dạng quy định các yêu cầu định danh đơn nhất, mã hóa dữ liệu dạng ngôn ngữ máy có thể đọc, nhận dạng và thu thập dữ liệu liên quan đến các đối tượng quản lý trong chuỗi giá trị cung ứng.

Về chính sách 6 là hoàn thiện quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố, ban hành TCVN, QCKT: Xây dựng TC, QCKT dựa trên: Kết quả nghiên cứu KHCN, tiến bộ kỹ thuật, ĐMST; Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống TC, QCKT, phù hợp quy định pháp luật về đo lường, chất lượng, góp phần trực tiếp nâng cao hạ tầng chất lượng quốc gia.

Sửa đổi, bổ sung rút ngắn thời gian góp ý/thẩm định dự thảo TCVN, QCVN trong trường hợp cấp thiết, nhưng không ít hơn 30 ngày; Sửa đổi, bổ sung quy định về thành lập hội đồng tư vấn, đánh giá hồ sơ QCĐP tại các bộ trong trường hợp nội dung QCĐP phức tạp, liên quan nhiều ngành, lĩnh vực. Bổ sung nội dung đánh giá, có ý kiến tư vấn của hội đồng làm cơ sở để các bộ quản lý chuyên ngành có ý kiến chính thức với địa phương trước khi ban hành QCĐP.

Về chính sách 7 là nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng, quản lý tiêu chuẩn cơ sở: Hủy bỏ quy định các tổ chức xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở không bao gồm cơ quan nhà nước; Quy định tổ chức, cá nhân công bố tiêu chuẩn cơ sở có trách nhiệm thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Về chính sách 8 là tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin về TC&QCKT, đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lý, khai thác tiêu chuẩn: Xuất bản phát thành TCVN; Tra cứu, tiếp cận thông tin về TC, QCKT: Thiết lập CSDL quốc gia về TCVN, QCVN, TCCS, TCQT, TCKV, TCNN; Nhà nước có chính sách hỗ trợ, phát hành miễn phí TCVN cho các nhóm đối tượng phù hợp, có nhu cầu tiếp cận; Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với TCQT, TCKV, TCNN.

Về chính sách 9 là nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia: Đối với tổ chức, thành phần tham gia ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia. Bổ sung quy định thành viên BKT TCVN bao gồm cá nhân hoặc đại diện từ các tổ chức nước ngoài. Bổ sung quy định về tiểu ban kỹ thuật, nhóm công tác; Tham gia các BKT tiêu chuẩn quốc tế: Khuyến khích, tạo điều kiện để thành viên các BKT TCVN, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia các BKT tiêu chuẩn quốc tế.

Về chính sách 10 là đảm bảo các quy định tại Luật TC&QCKT thống nhất với quy định tại Luật CLSPHH: Thống nhất khái niệm, quy định về Thử nghiệm, Kiểm Định, Chứng nhận hợp chuẩn, Chứng nhận hợp quy; Thống nhất quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức ĐGSPH.

Về chính sách 11 là nâng cao hiệu quả của hoạt động phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương và cơ chế, chính sách thu hút, đào tạo nhân lực hoạt động trong hoạt động TC, QCKT: Bổ sung quy định Nhà nước có chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động tiêu chuẩn hóa thông qua chương trình giảng dạy về tiêu chuẩn hóa tại các trường học; đào tạo, công nhận, hỗ trợ nâng cao năng lực và HNQT đối với các chuyên gia về tiêu chuẩn hóa.

 

Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Lượt xem: 2814

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)