Thứ tư, 15/09/2010 17:05 GMT+7

Nghiệm thu đề tài khoa học “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất gò đồi vùng Đông Bắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp”

Chiều ngày 13/9/2010, tại Hà Nội đã diễn ra buổi nghiệm thu đề tài khoa học “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất gò đồi vùng Đông Bắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp” do TS. Nguyễn Văn Toàn Chủ nhiệm đề tài và Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông...

Vùng Đông Bắc nước ta gồm 6 tỉnh gồm Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Giang, có diện tích tự nhiên 3.332867 ha. Đây là vùng có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình ít bị chia cắt, quỹ đất gò đồi lớn nên nơi đây đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá như chè Thái Nguyên, vải Lụa, hồi Lạng Sơn…

Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp trong vùng vẫn còn bấp bênh, năng suất cây trồng và vật nuôi chưa cao và môi trường đang bị suy thoái. Để khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng đồi Đông Bắc một cách hợp lý đòi hỏi phải có nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên, thông qua mối quan hệ phức tạp giữa các thành phần vật chất và năng lượng tự nhiên trên cả vùng sinh thái với mục tiêu giúp cho việc xác định khả năng thích nghi của các loại cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hoá nông nghiệp và xác định các quy luật sinh thái đặc thù của từng vùng, tiểu vùng sinh thái và đề ra định hướng phát triển sản xuất nông nghịêp mỗi vùng, mỗi tiểu vùng.

Đề tài nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm xác định về mặt định lượng sự phân bố và xu hướng biến đổi của các loại đất gò đồi vùng này; cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định hợp cơ cấu cây trồng; có được mô hình kinh tế - sinh thái có hiệu quả cho các loại đất gò đồi và kiến nghị các cơ quan quản lý sử dụng kết quả nghiên cứu cho việc quy hoạch cây trồng vật nuôi cho thích hợp với từng địa phương.

Địa bàn nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở các loại đất có độ chia cắt sâu 10 -100m được coi là đât gò đồi thuộc vùng Đông Bắc theo hướng dẫn của Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.

Sau 2 năm tiến hành nghiên cứu đề tài đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: đã có những phân tích đánh giá cụ thể loại đất cho từng vùng, có những đề xuất để việc sử dụng tài nguyên đất hợp lý tới các nhà quản lý. Dự kiến, đề tài sẽ đào tạo 1 Tiến sĩ, 2 Thạc sĩ về các vấn đề có liên quan đến đề tài và tập huấn cho 100 nông dân kỹ thuật về sử dụng đất dốc.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao kiến thức sử dụng và bảo vệ các loại đất gò vùng Đông Bắc nói riêng và ở nước ta nói chung, nâng cao năng lực tổng hợp kết quả nghiên cứu của các cán bộ tham gia.

Bên cạnh đó kết quả của đề tài còn bổ sung và hoàn thiện bản phân loại đất theo định lượng của Việt Nam, việc xây dựng bản đồ phân loại đất, tạo điều kiện để các nhà khoa học trao đổi thông tin về đất và các vấn đề có liên quan khi hợp tác với tổ chức quốc tế trong các dự án nông nghiệp. Kết quả của đề tài còn giúp cơ quan quản lý làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng định hướng sử dụng đất hợp lý hơn, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế - xã hội toàn vùng.

Lượt xem: 1218

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)