Thứ ba, 16/07/2019 17:08 GMT+7

Xây dựng hệ xúc tác tế bào E.coli tái tổ hợp dựa trên hệ thống cytochrome P450 để tạo ra các dẫn xuất sesquiterpene mới

Từ tháng 3/2014 đến tháng 4/2017, nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học do TS. Lý Thị Bích Thủy làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Xây dựng hệ xúc tác tế bào E.coli tái tổ hợp dựa trên hệ thống cytochrome P450 để tạo ra các dẫn xuất sesquiterpene mới”.

Đề tài nhằm xây dựng hệ xúc tác tế bào từ chủng E.coli tái tổ hợp biểu hiện hệ thống CYP264B1; và chuyển hóa một số hợp chất sesquiterpene để phát hiện dẫn xuất có hoạt tính sinh học mới.

Đề tài tập trung vào hai nội dung: xây dựng hệ xúc tác tế bào từ chủng E.coli tái tổ hợp biểu hiện hệ thống CYP26B1 (thiết kế vector mang đồng thời 3 gene mã hóa CYP264B1 và 2 redox partner của nó; kiểm tra khả năng biểu hiện gene; và kiểm tra hoạt động của hệ xúc tác) và chuyển hóa một số hợp chất sesquiterpene (lựa chọn một số hợp chất sesquiterpene để làm đối tượng nghiên cứu; tối ưu điều kiện nuôi cấy tế bào E.coli tái tổ hợp; chuyển hóa các hợp chất sesquiterpene và tối ưu điều kiện chuyển hóa; và tách chiết, tinh sạch và nhận dạng sản phẩm chuyển hóa).

 

Một số kết quả của nghiên cứu:

- Đã xây dựng thành công hệ xúc tác tế bào E.coli tái tổ chức dựa trên hệ thống cytochrome P450 (bao gồm CYP264B1, Adx, AdR) để chuyển hóa hợp chất sesquiterpene.

- Đã chuyển hóa thành công một số hợp chất sesquiterpene (eremophilene, cedrene, caryophyllene,humulene, longipinene, isolongifolene) và sản phẩm chuyển hóa của các hợp chất này đã được nhận dạng bằng các phương pháp GC/MS và NMR.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có những đóng góp quan trọng đối với các nghiên cứu chuyển hóa hoặc sinh học tổng hợp các chất tự nhiên bằng con đường tái tổ hợp, đặc biệt trong đó có sự tham gia của các enzyme cytochrome P450 và các nghiên cứu về hợp chất sesquiterpene. Hệ thống tế bào dựa trên hệ thống CYP246B1 có thể được sử dụng để chuyển hóa các hợp chất sesquiterpene nhằm phát hiện những dẫn xuất có hoạt tính sinh học mới.

 

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (Mã số 14011) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 3050

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)