Thứ bảy, 30/05/2020 10:07 GMT+7

Thông tin kết quả thực hiện đề tài cấp quốc gia: Luận cứ khoa học nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sinh kế bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm- Hội An, Mã số: ĐTĐL.XH-02/16

1. Thông tin chung về đề tài:

Tên đề tài: Luận cứ khoa học nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sinh kế bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm- Hội An.

Mã số: ĐTĐL.XH-02/16

Kinh phí: 5.260 đồng

Thời gian thực hiện: Từ 9/2016 đến 9/2019, được gia hạn đến hết 4/2020.

Tổ chức chủ trì: Viện Địa lý - Viện HLKH&CNVN

Chủ nhiệm:     PGS.TS. Uông Đình Khanh      

Các thành viên tham gia thực hiện chính:

1)         TS. Lê Thị Thu Hiền

2)         PGS.TS. Lưu Thế Anh

3)         PGS.TS. Nguyễn An Thịnh

4)         PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khánh  

5)         TS. Lê Hùng Anh

6)         ThS. Chu Thế Cường

7)         Bà Trần Thị Hồng Thúy

8)         TS. Chu Mạnh Trinh

9)         TS. Kiều Quốc Lập

10)      TS. Vũ Anh Tài

2. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu

Thời gian:        tháng 6-7/2020

Địa điểm:         Bộ Khoa học và Công nghệ

3. Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

3.1. Về sản phẩm khoa học:

Đề tài đã hoàn thành các sản phẩm khoa học như trong thuyết minh đã được phê duyệt. Các sản phẩm đều được đánh giá là “Đạt”. Các sản phẩm gồm:

Dạng I: Không có

Dạng II:

-  Cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhập về DDSH, hiện trạng và mâu thuẫn trong sử dụng, quản lý tài nguyên ở Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An.

-  Báo cáo phân tích, đánh giá các mâu thuẫn và bất cập trong quản lý, sử dụng tài nguyên ở Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An.

-  Báo cáo: Định giá kinh tế và đánh giá tiềm năng sinh kế thông quan lượng giá kinh tế dịch vụ các HST ở Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An.

-  Báo cáo: Luận cứ khoa học nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn ĐDSH với sinh kế bền vững và phát triển KT-XH ở Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An.

-  02 mô hình quản lý, phục hồi và sinh kế sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng và doanh nghiệp ở khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An.

-  Báo cáo: Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên gắn với sinh kế cộng đồng và phát triển KT-XH phù hợp với điều kiện ở Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An.

-  Báo cáo  tổng hợp và báo cáo tóm tắt.

-  Bài tạp chí: 02 bài báo quốc tế và 05 bài tạp chí trong nước và 02 bài báo hội nghị, hội thảo:

+ Do Van Tu, Le Hung Anh, Luu The Anh, Takenori Sasaki, Tran Anh Tuan (2019). Sample checklist of Gastropoda and Bivalvia in Cham Islands, Vietnam. Biodiversity Data Journal 7: e32930. https://doi.org/10.3897/BDJ.7.e32930

+ Huu Tien Nguyen, Thi Mai Linh Le, Thi Duyen Nguyen, Gracia Liebanas, Thi Anh Duong Nguyen, Quang Phap Trinh, 2019.  Description of  Geocenamus vietnamensis sp. n. (Nematoda: Merliniidae) from Vietnam.  và  Journal of Nematology     e2019-25 | Vol. 51.  DOI: 10.21307/jofnem-2019-025

+ Vu Anh Tai, Uong Dinh Khanh, Luu The Anh, Le Thi Thu Hien, 2017. The status of invasive plants animals in Cu Lao Cham Biosphere, Quang Nam Province, Vietnam. Tap chi Sinh hoc, 39(4): 434-450. DOI: 10.15625/0866-7160/v39n4.10082.

+ Uông Đình Khanh, Lưu Thế Anh, Lê Thị Thu Hiền, Lê Bá Biên, Vương Tấn Công,  2019. Xác lập luận cứ khoa học nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sinh kế bền vững và phát triển kinh tế- xã hội ở các khu dự trữ sinh quyển, vận dụng vào khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm- Hội An. Tạp chí Khoa học Tài Nguyên và Môi trường số 24/2019, tr.92-103.

+ Cao Văn Lương, Chu Thế Cường, Nguyễn Văn Vũ, Uông Đình Khanh, 2019.  Hiện trạng và biến động cỏ biển tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Tạp chí Khoa học Tài Nguyên và Môi trường số 26/2019, tr.27-34.

+ Uông Đình Khanh, Nguyễn Ngọc Khánh, Vương Tấn Công, 2019. Chuyển đổi sinh kế người dân xã đảo Tân Hiệp trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An. Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn, Số 2(9), 2015, tr 3-13.

+ Nguyễn An Thịnh, Uông Đình Khanh, Bùi Đại Dũng, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2019. Sử dụng phương pháp chi phí du hành đo lường giá trị du lịch của Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An. Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn, Số 2(25), , tr 20-25.

+ Uông Đình Khanh, Chu Anh Dũng, 2018. Tài nguyên vị thế cụm đảo Cù Lao Chàm. Tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ  X, trang 537-545.

+ Uông Đình Khanh, Lê Hùng Anh , Chu Thế Cường, 2019. Những giá trị về vị thế tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên quần đảo Cù Lao Chàm.  Kỷ yếu Hội thảo khoa học “ Cù Lao Chàm: Đa dạng tài nguyên thiên nhiên- văn hóa và phát triển bền vững”, tr.19-33, Hội An 9/2019.

-  Đề tài cũng đã tham gia đào tạo 03 thạc sỹ, trong đó có 03 thạc sỹ đã bảo vệ thành công luận văn, hỗ trợ đào tạo 01 tiến sỹ đang trong quá trình thực hiện.

- Đề tài dự kiến chuyển giao Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt và Báo cáo kiên nghị cho Bộ Khoa học và Công nghệ, trong tháng 6 năm 2020.

- Đề tài cũng đã sản phẩm khoa học công nghệ đã được ứng dụng trong thực tế:

+ Mô hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào bảo tồn đa dạng sinh học ở xã Cẩm Thanh, Hội An.

+ Mô hình  đồng quản lý và phục hồi rạn san hô với sự tham gia của cộng đồng và doanh nghiệp ở Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.

3.2. Về những đóng góp mới của đề tài:

-  Kết quả nghiên cứu của đề tài có những đóng góp tích cực cả về mặt lý luận khoa học và thực tiễn nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sinh kế bền vững và phát triển KT-XH ở các Khu Bảo tồn thiên nhiên nói chung và Các Khu DTSQ thế  giới ở Việt Nam nói riêng.

-  Có được luận cứ khoa học nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sinh kế bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An;

-   Có được mô hình quản lý, phục hồi và sinh kế sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học với sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng ở Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An;

-  Đề xuất được giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên gắn với sinh kế cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội ở Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An.

-  Bổ sung cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An.

3.3. Về hiệu quả của đề tài:

- Đối với xã hội

+ Các mô hình xây dựng và đề xuất sẽ giúp địa phương tận dụng các lợi thế và tiềm năng  điều kiện tự nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học, cùng các nguồn lực xã hội tham gia vào phát triển sinh kế và bảo tồn đa dạng sinh học của Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An.

+ Từ các nghiên cứu đề xuất giúp cho tăng cường khai thác hợp lý giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái trong khu vực Khu DTSQ, đồng thời giảm thiểu các xung đột mâu thuẫn giữa mục tiêu bảo tồn  ĐDSH với mục tiêu phát triển kinh tế, cũng như góp phần bảo vệ cảnh quan và  môi  trường sinh thái Khu DTSQ Cù Lao Chàm  - Hội An

- Đối với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học

+ Kết quả nghiên cứu  được chuyển giao cho Ban quản lý Khu DTSQ Cù Lao  Chàm - Hội An và các đơn vị chức năng của tỉnh Quảng Nam  làm tài liệu sử dụng trong xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch và qui hoạch công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An

+ Hỗ trợ  giảng dạy và đào tạo cho các cán bộ nghiên  cứu, học sinh sinh viên.

3.4. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện đề tài

Đề tài được Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Cơ sở đánh giá ở mức “Đạt”.

 

Nguồn: Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên

Lượt xem: 2420

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)