Thứ năm, 07/12/2017 17:45 GMT+7

Công nghệ số thúc đẩy sản xuất thông minh

Schneider Electric đã tham dự các phiên thảo luận và cung cấp những kiến thức, giải pháp đột phá giúp đổi mới các ngành sản xuất và xây dựng thành phố thông minh tại Hội thảo- Triển lãm quốc tế về phát triển công nghiệp thông minh (Smart Industry World 2017) diễn ra vào ngày 4-5/12/2017 tại Hà Nội.

Công nghệ của Schneider Electric thu hút sự quan tâm của khách tham quan

 

Triển lãm góp phần kết nối khách tham quan với các nhà cung cấp giải pháp công nghệ và các doanh nghiệp tiên phong trong triển khai công nghiệp thông minh. Khi ghé đến khu vực triển lãm của Schneider Electric, khách tham quan sẽ được giới thiệu về kiến trúc Internet vạn vật EcoStruxure cho trung tâm dữ liệu, tòa nhà, công nghiệp; trải nghiệm các sản phẩm mới, demo hệ thống điều khiển phòng khách sạn thông minh, hệ thống nhà thông minh...

Tại hội thảo, Schneider Electric đã kết hợp với các đơn vị Bộ ngành liên quan đưa đến những kiến thức mang tính cập nhật, những giải pháp đột phá và sáng tạo nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, chi phí sản xuất - vận hành, đồng thời đáp ứng chính xác hơn nhu cầu của khách hàng.

Theo đó, ở phiên thảo luận thứ 1 với chủ đề “Đổi mới các ngành sản xuất với các công nghệ đột phá: Xu hướng và giải pháp”, đại diện Schneider Electric và các khách mời đã tập trung thảo luận về giải pháp đổi mới sáng tạo trong khối ngành sản xuất - năng lượng và sản xuất nông nghiệp với các công nghệ tự động hóa, nhà máy số, trí tuệ nhân tạo và robot, máy học và xử lý dữ liệu tự động, công nghệ năng lượng mới và các giải pháp tự động cho nông nghiệp công nghệ cao.

Đặc biệt, trong phiên thảo luận, Schneider Electric đã khai thác chủ đề “Đòn bẩy công nghệ số thúc đẩy sản xuất thông minh”. Các xu hướng lớn như đô thị hóa, số hóa và công nghiệp hóa thúc đẩy những thay đổi cơ bản trong ngành công nghiệp. Và một trong những thay đổi cơ bản đó là việc tích hợp công nghệ thông tin (IT) vào vận hành công nghệ (OT). Schneider Electric với vai trò là nhà tiên phong về Internet vạn vật trong công nghiệp, đã đưa ra những đổi mới trên nhiều cấp độ giúp ngành công nghiệp vận động hiệu quả và tăng lợi nhuận, lực lượng lao động có quyền chủ động và hiệu suất sử dụng tài sản hiệu quả hơn. 

Bên cạnh đó, trong phiên thảo luận thứ 3 với chủ đề “Chiến lược xây dựng đô thị thông minh”, Schneider Electric và các khách mời đã thảo luận về giải pháp xây dựng khung kiến trúc hạ tầng thành phố thông minh, mạng lưới Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và công nghệ phân tích, quản lý tòa nhà thông minh và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong phát triển các đô thị thông minh. Câu hỏi được đặt ra là làm sao hệ thống điều khiển tòa nhà có thể bảo đảm sự an toàn, hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả vận hành, không gian sống khỏe mạnh và năng suất làm việc cho con người bên trong tòa nhà.

 

Schneider Electric đã mang đến triển lãm nhiều công nghệ đột phá

 

Kiến trúc EcoStruxure của Schneider Electric đóng vai trò trung tâm kết nối các hệ thống điều khiển, hệ thống quản lý năng lượng trong tòa nhà thông minh bằng một phần mềm điều khiển duy nhất EcoStruxure Building Operation. Bên cạnh đó là thuật toán phân tích, dịch vụ tư vấn thông qua điện toán đám mây 24/7 - EcoStruxure Building Advisor giúp chỉ ra các phương pháp tối ưu hóa hệ thống nhằm tăng hiệu quả vận hành, tiết kiệm năng lượng và sự hài lòng của dân cư.

Ông Kishore Natarajan, Giám đốc điều hành khối chiến lược kinh doanh toàn cầu Schneider Electric cho biết, chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0 là trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

Cơ hội kinh doanh đến từ công nghệ kết nối không chỉ là sự thay đổi về kỹ thuật số mà còn là sự thay đổi mang tính cạnh tranh. Theo dự báo của Gartner, mức chi tiêu của doanh nghiệp toàn cầu cho thiết bị IoT trong năm 2017 ước đạt 964 tỷ USD. Điều này đã cho thấy, vấn đề mà chúng ta đang nói ở đây không chỉ còn là lý thuyết mà đã được triển khai trong thực tế.

“Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á hoàn toàn có thể chuyển đổi sang công nghệ số và nó mang lại những tác động, lợi ích chưa từng có. Công nghệ số sẽ tạo ra giá trị trong 3 lĩnh vực quan trọng: Vận hành hiệu quả và tăng lợi nhuận; lực lượng lao động được phân quyền; hiệu suất sử dụng tài sản” - ông Kishore Natarajan khẳng định./.

Liên kết nguồn tin: http://baocongthuong.com.vn/cong-nghe-so-thuc-day-san-xuat-thong-minh.html

 

Nguồn: Báo Công Thương Điện Tử

Lượt xem: 3749

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)