
PGS. TS Cao Tiến Đức - Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần và Tâm lý Y học, Học viện Quân y nhận xét phản biện
Nhóm nghiên cứu chỉ ra một số các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm trên bệnh nhân động kinh như: thể động kinh, tổn thương não do bệnh, thuốc kháng động kinh, kết quả điều trị động kinh, sự kỳ thị của cộng đồng, tâm lý người bệnh, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và học vấn…
Từ đó nhóm nghiên cứu đề ra các giải pháp làm giảm tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân trong đó đặc biệt chú trọng đến việc kiểm soát tốt cơn động kinh bằng cách tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ; điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, liệu pháp tâm lý, kích thích thần kinh phế vị, sốc điện, hỗ trợ trạm y tế xã, phường về điều trị trầm cảm trên bệnh nhân động kinh và nhóm các giải pháp liên quan đến yếu tố xã hội như truyền thông lồng ghép với hoạt động cấp phát thuốc nhằm tăng cường hiểu biết về bệnh động kinh cũng như xóa bỏ sự kỳ thị đối với người bệnh động kinh…
Hội đồng khoa học thành phố đánh giá đề tài được nghiên cứu công phu, tỉ mỉ, thể hiện tâm huyết của đội ngũ nghiên cứu, số liệu và tài liệu tham khảo phong phú, có giá trị khoa học, tương đối phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Với 85,3 điểm (theo thang điểm 100), Hội đồng khoa học đề nghị UBND thành phố nghiệm thu và công nhận kết quả nghiên cứu đề tài.
Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trong thực tế sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân trên địa bàn thành phố.