Thứ năm, 25/04/2024 21:39 GMT+7
Điều 5.D.2.3: Hình thức xử phạt và xác định giá trị hàng hóa vi phạm

(Điều 3, Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009, được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định  số  109/2011/NĐ-CP   ngày 02/12/2011)

1. Hình thức xử phạt chính: mỗi hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Các hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:

a) Tịch thu hàng hóa vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan;

b) Đình chỉ có thời hạn từ 90 ngày đến 180 ngày hoạt động kinh doanh, tư vấn, dịch vụ;

c) Tịch thu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan và các giấy tờ tài liệu liên quan khác bị sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo hoặc đã bị hủy bỏ hiệu lực;

d) Tước quyền sử dụng Thẻ giám định viên về quyền tác giả, quyền liên quan.

3. Xác định giá trị hàng hóa vi phạm 

a) Sau khi tạm giữ hàng hóa vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành định giá làm căn cứ cho việc xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5.D.1.28 Phần này và Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Giá trị hàng hóa vi phạm phát hiện được và các tài liệu, căn cứ xác định giá trị hàng hóa vi phạm phải được ghi rõ trong biên bản vi phạm hành chính và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc.

b) Trường hợp không xác định được giá trị hàng hóa vi phạm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì việc phạt tiền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5.D.2.20, khoản 2 Điều 5.D.2.23, khoản 2 5.D.2.31, khoản 2 Điều 5.D.2.33, khoản 2 Điều 5.D.2.34, khoản 2 Điều 5.D.2.35, khoản 2 Điều 5.D.2.37, khoản 2 Điều 5.D.2.39 và khoản 2 Điều 5.D.2.41 của Chương này.

 

Khách online:25303
Lượt truy cập: 12323764