Thứ tư, 19/04/2023 11:17 GMT+7

Báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Nghiên cứu quản lý tổng hợp bọ xít muỗi (Helopeltis spp.) hại trên một số cây trồng chủ lực (điều, chè, bơ và cà phê chè) tại Lâm Đồng và phụ cận

I. Thông tin chung về nhiệm vụ:

1. Tên nhiệm vụ, mã số: Nghiên cứu quản lý tổng hợp bọ xít muỗi (Helopeltis spp.) hại trên một số cây trồng chủ lực (điều, chè, bơ và cà phê chè) tại Lâm Đồng và phụ cận

Mã số đề tài: ĐTĐL.CN-56/19

Thuộc Dự án KH&CN: Đề tài Độc lập cấp nhà nước, lĩnh vực Nông nghiệp

2. Mục tiêu nhiệm vụ:

Mục tiêu chung

Xác định được các giải pháp khoa học và công nghệ để quản lý tổng hợp bọ xít muỗi trên một số cây trồng chủ lực (điều, chè, bơ và cà phê chè) có hiệu quả và bền vững ở Lâm Đồng và phụ cận.

 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và hệ thống canh tác đến diễn biến và mức độ gây hại của bọ xít muỗi ở Lâm Đồng và phụ cận

- Xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản của bọ xít muỗi tại Lâm Đồng và phụ cận

- Đề xuất được giải pháp quản lý tổng hợp bọ xít muỗi có hiệu quả và bền vững 

- Xây dựng được mô hình áp dụng giải pháp quản lý tổng hợp bọ xít muỗi trên 04 cây trồng chủ lực (điều, chè, bơ và cà phê chè) tại Lâm Đồng và phụ cận

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Lại Tiến Dũng

4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Bảo vệ thực vật- Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Địa chỉ: Phố Viên, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

5. Kinh phí thực hiện:

Tổng số kinh phí thực hiện: 5.230 triệu đồng, trong đó:

+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 4.700 triệu đồng.

+ Kinh phí từ Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng: 530 triệu đồng.

6. Thời gian thực hiện:

- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 12 năm 2022

- Thực tế thực hiện: từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 03 năm 2023

Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): Gia hạn đến hết tháng 3 năm 2023 theo Quyết định số 2714/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

7. Sản phẩm:

7.1. Sản phẩm Dạng I

Bảng 1. Sản phẩm Dạng I

 

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Ghi chú

Theo kế hoạch

Thực tế đạt được

 

1

Mẫu tiêu bản nhóm loài bọ xít muỗi, thiên địch và triệu chứng gây hại trên cây ký chủ

Đạt QCVN 01:176: 2014/BNNPTNT

 

100 mẫu của 10 loài (bọ xít muỗi, thiên địch và ảnh triệu chứng gây hại trên cây ký chủ ; 5-10 mẫu/loài)

 

2

 

Mô hình ứng dụng các giải pháp quản lý tổng hợp bọ xít muỗi hại trên cây trồng chủ lực

  • 10 ha điều tại Lâm Đồng và Đồng Nai;
  • 10 ha trên chè tại Lâm Đồng và Đắk Lắk
  • 2ha trên bơ tại Lâm Đồng

2ha trên cà phê tại Lâm Đồng

  • Mô hình đạt hiệu quả phòng trừ đạt trên 70%; HQKT đạt trên 15% trở lên so với đối chứng
  • Đã xây dựng được các mô hình ứng dụng các giải pháp quản lý tổng hợp bọ xít muỗi hại trên điều tại Thị trấn Đạ Huoai, huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng và huyện Trảng Bom, Đồng Nai (mô hình trồng thuần, quy mô 10ha, hiệu quả phòng trừ trên 80%, giảm số lần sử dụng thuốc BVTV hóa học từ 5 xuống 2 lần); trên cây bơ tại Thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng (quy mô: 2ha, 01 ha trồng thuần, 1ha trồng xen, hiệu quả phòng trừ trên 90%, vỏ quả sáng đẹp), trên cây chè tại Thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng và Tp. Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk (mô hình trồng thuần, quy mô 10ha, hiệu quả phòng trừ trên 90%, giảm số sử dụng thuốc BVTV hóa học từ 3 lần xuống 1 lần/ đợt hái), trên cây cà phê chè tại Tp.Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng (quy mô: 2ha, 1ha trông thuần, 1ha trồng xen, hiệu quả phòng trừ đạt trên 75%, số lần sử dụng thuốc BVTV hóa học giảm từ 4 lân xuống 2 lần/vụ)

 

 

 

7.2. Sản phẩm Dạng II

Bảng 2. Sản phẩn Dạng II

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Theo kế hoạch

Thực tếđạt được

1

 

Báo cáo khoa học đánh giá được ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và hệ thống canh tác đến diễn biến và mức độ gây hại của bọ xít muỗi ở Lâm Đồng và phụ cận

-  Kết quả đánh giá thống kê, sự thay đổi và ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, số giờ nắng) ở Lâm Đồng trong 10 năm trở lại đây đến diễn biến và mức độ gây hại của bọ xít muỗi ở Lâm Đồng và phụ cận;

-   Kết quả đánh giá ảnh hưởng của hệ thống canh tác (cơ cấu giống, chế độ chăm sóc, bón phân, tưới nước, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và các biện pháp canh tác khác) đến diễn biến và mức độ gây hại của bọ xít muỗi ở Lâm Đồng và phụ cận

- Kết quả tổng hợp, phân tích cho thấy nhiệt độ tại các Trạm thu được đều cao hơn từ 0,4-1 oC, ẩm độ, số giờ nắng, lượng mưa, tần suất mưa và tốc độ gió đều tăng hơn so với 10 năm trở lại đây. Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rút ngắn, kéo theo những đợt mưa sớm, dài hơn, cùng với việc đa dạng các cây ký chủ của bọ xít muỗi trong thời gian vừa qua là những nguyên nhân chính dẫn đến bùng phát bọ xít muỗi trên địa bàn Lâm Đồng.

  • Biện pháp canh tác có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát sinh, phát triển của loài bọ xít muỗi trên các cây trồng chủ lực (điều, chè, bơ và cà phê chè) tại Lâm Đồng,...Trong đó, yếu tố giống, kỹ thuật cắt tỉa tạo tán, bón phân cân đối có vai trò quan trọng trong việc hạn chế mật độ bọ xít muỗi gây hại

2

Báo cáo khoa học về thành phần, phổ ký chủ, sự lan truyền, đặc điểm sinh học, sinh thái học của nhóm bọ xít muỗi tại Lâm Đồng và phụ cận

-   Kết quả điều tra về thành phần, phổ ký chủ, sự lan truyền của nhóm bọ xít muỗi tại Lâm Đồng và phụ cận

-   Kết quả về đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài bọ xít muỗi gây hại phổ biến tại Lâm Đồng và phụ cận

- Xác định 3 loài BXM gây hại trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng trong đó loài bọ xít muỗi xanh Helopeltis theivora Waterhouse là chiếm ưu thế nhất

- Kết quả nghiên cứu cho thấy bọ xít muỗi là loài côn trùng đa thực, chúng gây hại trên rất nhiều loại cây trồng như cây công  nghiệp (điều, chè, tiêu, cà phê chè..), cây ăn quả (bơ, xoài, ổi, măng cụt, sầu riêng, cây có múi..), cây bầu bí và nhiều loài cỏ dại (cây cỏ lào, cây nhội, cây sim, mua…).

- Xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ xít muỗi Helopeltis theivora: thời gian phát dục, thời gian phát triển của các pha, vòng đời, sức đẻ trứng…trên một số điều kiện nhiệt độ khác nhau

- Xác định được quy luật phát sinh gây hại của BXM trên một số cây trồng chủ lực (điều, chè, bơ và cà phê chè) tại Lâm Đồng và các yếu tố ảnh hưởng đến quy luật phát sinh (địa hình, khí hậu thời tiết, ký thuật canh tác,…)

3

04 quy trình quản lý tổng hợp bọ xít muỗi hại điều, chè, bơ và cà phê chè tại Lâm Đồng

Được hội đồng cấp tỉnh thông qua

 

 

-04 quy trình phòng trừ tổng hợp BXM tương ứng cho từng cây : điều, chè, bơ và cà phê chè tại Lâm Đồng và phụ cận.

4

01 Quy trình quản lý tổng hợp bọ xít muỗi tại Lâm Đồng và phụ cận

Được Cục Bảo vệ thực vật công nhận là TBKT

- Tiến bộ kỹ thuậtđược Cục Bảo vệ thực vật công nhận theo Quyết định số 3782/QĐ-BVTV-KH ngày 01 tháng 12 năm 2022.

Phụ lục về 04 quy trình quản lý tổng hợp bọ xít muỗi gây hại trên các cây trồng: điều, chè, bơ và cây cà phê chè tại Lâm Đồng và các vùng phụ cận :
- Quy trình 1: “Quy trình quản lý tổng hợp bọ xít muỗi (Helopeltis theivora) hại cây điều tại Lâm Đồng và phụ cận”. Mã hiệu: TBKT 01-116: 
2022/BVTV.
- Quy trình 2: “Quy trình quản lý tổng hợp bọ xít muỗi (Helopeltis theivora) hại cây bơ tại Lâm Đồng và phụ cận”. Mã hiệu: TBKT 01-117: 
2022/BVTV.
- Quy trình 3: “Quy trình quản lý tổng hợp bọ xít muỗi (Helopeltis theivora) hại cây cà phê chè tại Lâm Đồng và phụ cận”. Mã hiệu: TBKT 01-118: 
2022/BVTV.
- Quy trình 4: “Quy trình quản lý tổng hợp bọ xít muỗi (Helopeltis theivora) hại cây chè tại Lâm Đồng và phụ cận”. Mã hiệu: TBKT 01-119: 2022/BVTV.

- Có tính khả thi, đơn giản và dễ dàng áp dụng trong sản xuất.

 

 

7.3. Sản phẩm Dạng III

Bảng 3. Sản phẩn Dạng III

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học

cần đạt

Số lượng, nơi công bố

(Tạp chí, nhà xuất bản)

Theo

kế hoạch

Thực tế

đạt được

1

Bài báo khoa học

1-2

4

+ Tạp chí BVTV số 5/2020 (Ứng dụng trình tự COI cho việc xác định loài BXM Helopeltis sp. gây hại trên cây trồng chủ lực tại Lâm Đồng)

 

 

 

 

+ Tạp chí Khí tượng Thủy văn số 736 tháng 4 năm 2022 (Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến sự phát sinh bọ xít muỗi (Helopeltis theivora) trên cây điều tỉnh Lâm Đồng)

+ Journal of Asia-Pacific Entomology 25(2022) 101947 (Potential of using mineral oils for the control of the mosquito bugs Helopeltis theivora (Hemiptera: Miridae) in cashew plantations

+ Tạp chí KHCN Lâm Đồng số 4/2021, tr 26-28. Tác dụng của dầu khoáng trong hạn chế số lượng bọ xít muỗi trên một số cây trồng chủ lực tại Lâm Đồng

2

Phóng sự trên truyền hình tỉnh Lâm Đồng

0

1

01 phóng sự giới thiệu quy trình quản lý tổng hợp bọ xít muỗi gây hại trên các cây trồng chủ lực tại Lâm Đồng được phát trên chương trình truyền hình Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng lúc 18h ngày 16.9.2022 (https://fb.watch/fB28W02rnl/)

7.4. Kết quả đào tạo

Bảng 4. Kết quả đào tạo

TT

Cấp đào tạo, Chuyên ngành đào tạo

Số lượng

Ghi chú

(Thời gian kết thúc)

Theo kế hoạch

Thực tế đạt được

1

Thạc sỹ

1-2

Không đạt

 

1

Tiến sĩ

0

01 tiến sỹ  đăng ký làm luận án nghiên cứu sinh (ThS. Khúc Duy Hà,Viện Bảo vệ thực vật) với công trình nghiên cứu là 1 phần nội dung của nhiệm vụ

Quyết định số 329/QĐ-KHNN-TTĐT ngày 11.5.2022

7.5. Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

7. Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ nêu trên gồm:

SốTT

Họ và tên

Theo thuyết minh

Chức danh khoa học, học hàm, học vị

Cơ quan công tác

1

TS. Lại Tiến Dũng

Chủ trì nhiệm vụ

Viện Bảo vệ thực vật

2

TS. Nguyễn Thị Thuỷ

Thư ký nhiệm vụ

Viện Bảo vệ thực vật

3

ThS. Đỗ Xuân Đạt

Thành viên chính

Viện Bảo vệ thực vật

4

Th.S. Khúc Duy Hà

Thành viên chính

Viện Bảo vệ thực vật

5

KS. Phạm Văn Duyên

Thành viên chính

Viện Bảo vệ thực vật

6

ThS. Đỗ Minh Đức

Thành viên chính

Viện Bảo vệ thực vật

7

KS. Phạm Thị Thu Trang

Thành viên chính

Viện Bảo vệ thực vật

8

ThS. Phạm Duy Trọng

Thành viên chính

Viện Bảo vệ thực vật

9

ThS. Trần Xuân Hiền

Thành viên chính

Đài KT thủy văn Lâm Đồng

10

ThS. Vũ Thị Thúy

Thành viên chính

Chi cục TT và BVTV Lâm Đồng


II. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu:

Thời gian: Tháng 4 /2023.

Địa điểm: Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

III. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ: (chi tiết tại file đính kèm)

- Báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ KH&CN quốc gia

 

Nguồn: Vụ Phát triển KH&CN địa phương

Lượt xem: 1737

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)