Ngày 16/6, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua với 476/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,58% tổng số đại biểu Quốc hội).
Lễ hưởng ứng Ngày Đổi mới sáng tạo quốc gia và Sở hữu trí tuệ Thế giới năm 2022 được tổ chức với mong muốn chia sẻ, nâng cao nhận thức về vai trò của đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tôn vinh những đổi mới và sáng tạo do thế hệ trẻ dẫn dắt.
Ngày 18/4, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và bình đẳng giới trong văn hóa đọc của sinh viên Việt Nam”.
Thống kê truy cập Nền tảng IPPlatform trong tháng 05/2021 cho thấy số lượng khách truy cập (Visitors), trang truy cập (Page Views) và khách truy cập lần đầu (First Time Visitors) vẫn được duy trì ở mức cao và tiếp tục tăng so với tháng 04/2021. Cụ thể:
Xây dựng "thương hiệu" và quảng bá, xúc tiến thương mại cho đặc sản địa phương ra nước ngoài luôn là một trong những nội dung được các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp quan tâm. Truyền thống văn hóa và sự tích lũy kỹ năng của người sản xuất kết hợp với điều kiện đặc thù về tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo…) của vùng lãnh thổ đã hình thành nên các sản phẩm nổi tiếng với chất lượng đặc trưng riêng có. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới các hình thức đặc thù (chỉ dẫn địa lí, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận…) đối với địa danh gắn với tên gọi sản phẩm từ đó triển khai các chương trình, chiến lược quảng bá nhằm khai thác, phát triển danh tiếng của sản phẩm là xu hướng đã và đang được nhiều nước trên thế giới ưu tiên áp dụng.
Để cung cấp thêm thông tin về vấn đề liên quan đến việc miễn trừ nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với các sản phẩm y tế phòng chống Covid-19, điển hình là vắc xin, bài viết này giới thiệu cơ sở của việc miễn trừ nghĩa vụ bảo hộ quyền SHTT, các đề xuất và vấn đề liên quan đang được thảo luận tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trong bối cảnh mới, Đảng, Nhà nước đã nâng tầm vai trò của KHCN và đổi mới sáng tạo. Ngành KH&CN xác định sẽ tạo nên những đột phá mới trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra, tham gia phát triển các ngành, lĩnh vực, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Ngày 23/4/2021, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 1167/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00104 cho sản phẩm chè Shan tuyết “Na Hang”. Đây là chỉ dẫn địa lý thứ hai của tỉnh Tuyên Quang được bảo hộ sau chỉ dẫn địa lý cam sành “Hàm Yên”. Ủy ban nhân dân huyện Na Hang là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Chiều 07/5/2021, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chí Huỳnh Thành Đạt - Ủy viên BCHTW Đảng, Bí thư Ban cán sự, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT).
Theo ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò là đối tượng được phục vụ trọng tâm của hệ thống sở hữu trí tuệ.
Trang: Tiếp Cuối