Thời kỳ 1986 - 1992


(1965 - 3/1990 Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, 4/1990 - 10/1992 Uỷ ban Khoa học Nhà nước)

Đây là giai đoạn có những thay đổi quan trọng trong đường lối, chủ trương, chính sách về xây dựng đất nước, tác động mạnh mẽ và quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, sự phát triển khoa học và công nghệ nói riêng và có ảnh hưởng đến quá trình xây dựng tổ chức bộ máy quản lý của Uỷ ban.

1. Đường lối đổi mới toàn diện đất nước, chủ trương chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đã được Đại hội Đảng VI (1986) khẳng định, chỉ đạo toàn bộ việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế quản lý khoa học - kỹ thuật *.

Nghị quyết Đại hội Đảng VI (1986) đã khẳng định " Cơ chế quản lý kinh tế, quản lý khoa học - kỹ thuật phải đòi hỏi và khuyến khích việc sáng tạo và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học - kỹ thuật, đưa lại hiệu quả thiết thực".

Trong thời kỳ 1986-1992, một trong những nghị quyết quan trọng nhất, định hướng sự phát triển KHCN Việt Nam nói chung và kiện toàn Uỷ ban nói riêng là Nghị quyết số 26 NQ/TU ngày 30-3-1991 của Bộ chính trị (khóa VI) về "Khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới". Nghị quyết đã xác định rõ chủ trương, chính sách, phương hướng, nhiệm vụ và các biện pháp lớn thúc đẩy hoạt động KHCN, trong đó khẳng định: Kiện toàn ủy ban Khoa học Nhà nước đủ sức thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước các hoạt động khoa học và công nghệ trong phạm vi cả nước.

* Thuật ngữ khoa học-kỹ thuật (KHKT) được sử dụng từ 1989 trở về trước; bắt đầu từ 1990, trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, trong các văn bản pháp luật bắt đầu dùng thuật ngữ khoa học-công nghệ (KHCN). Hiện chưa có sự phân định thật rõ ràng khái niệm 2 thuật ngữ này.

2. Với việc đổi mới công tác kế hoạch hoá kinh tế, chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN, nâng cao quyền chủ động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (Quyết định 217-HĐBT tháng 11-1987), cơ chế quản lý kinh tế cũng như quản lý KHCN trong giai đoạn chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có những thay đổi rất quan trọng; đối tượng, phạm vi cũng như nội dung quản lý được mở rộng buộc phải nhanh chóng đổi mới chế độ quản lý, phương thức quản lý, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước một cách đồng bộ, toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã được Đại hội VI, VII khẳng định.

Những phương hướng, nhiệm vụ và nội dung về kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực kinh tế cũng như trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã được khẳng định trong nhiều Nghị quyết của Đảng, một lần nữa nói lên sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước trong việc lãnh đạo và chỉ đạo sự phát triển khoa học và công nghệ của đất nước trong thời kỳ mới và kiện toàn Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước nhằm giúp Chính phủ quản lý tốt một lĩnh vực hoạt động rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ đổi mới để khoa học và công nghệ thực sự trở thành chỗ dựa, nền tảng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bối cảnh lịch sử trên quyết định phương hướng xây dựng và kiện toàn bộ máy của Uỷ ban và các tổ chức trực thuộc, khẳng định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, chế độ và phương thức quản lý cũng như nội dung xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước trong lĩnh vực quản lý khoa học, công nghệ và môi trường trong suốt thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.

A - Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban trong giai đoạn 1986-1992

Về chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (1986-1989) về cơ bản vẫn thực hiện theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định số 192-CP ngày 13-10-1975 của HĐCP).

Từ năm 1965, sau khi tách Uỷ ban Khoa học Nhà nước thành hai cơ quan: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước và Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam, công tác quản lý hoạt động nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn không thuộc chức năng quản lý của Uỷ ban KHKTNN nữa.

Ngày 31-3-1990, Hội đồng Nhà nước đã ra Nghị quyết số 244/NQ-HĐNN8 đổi tên Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước thành Uỷ ban Khoa học Nhà nước để giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực khoa học và kỹ thuật (khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội) trong phạm vi cả nước, thực hiện chính sách phát triển khoa học và kỹ thuật của Đảng và Chính phủ, nhằm phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghiã xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng.

Việc Chính phủ giao cho Uỷ ban Khoa học Nhà nước thực hiện chức năng thống nhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội trong phạm vi cả nước trong thời kỳ phát triển mới của đất nước đã nâng cao trách nhiệm và tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để Uỷ ban thực hiện thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong việc nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển KHCN, phương hướng, nhiệm vụ và các biện pháp thúc đẩy sự phát triển toàn diện các ngành khoa học, phục vụ tích cực sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

B- Về tổ chức bộ máy của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

1-Tổ chức bộ máy Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước về cơ bản thực hiện theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định số 192-CP ngày 13-10-1975 của HĐCP).

Trong thời gian này có một số thay đổi và điều chỉnh về mặt về mặt tổ chức Bộ máy:

+ Giải thể một số đơn vị (Vụ Quản lý KHKT địa phương, Ban Thi đua khen thưởng, Vụ Vật tưKHKT, Công ty Vật tư KHKT.... )

+ Thành lập một số đơn vị mới ( Vụ Quản lý KH xã hội và nhân văn, Văn phòng xét duyệt trữ lượng khoáng sản, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHKT, Trung tâm thông tin Tư liệu KHCN Quốc gia, Viện Nghiên cứu tổ chức và quản lý KH và KT, Viện Dự báo chiến lược và chính sách KH......)

Về tổ chức bộ máy của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước được trình bày theo sơ đồ kèm theo (tính đến 30-9-1992).

2 - Về cán bộ lãnh đạo Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Ông Đặng Hữu giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (bắt đầu từ tháng 5/1982 đến tháng 10/1996)

Các Phó chủ nhiệm và Uỷ viên Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước gồm: các ông Đoàn Phương ( 3/1978 đến 2/ 1993), Hoàng Đình Phu (6/1980 đến4/1988), Nguyễn Ngọc Trân (Từ 6/80 đến 10/ 1992), Đường Hồng Dật 12/ 1982 - 8/87 ), Lê Quí An (từ 12/1982 đến 12/1995), Trần Trí ( Từ 9/85 đến 4/ 88 ), Chu Tuấn Nhạ ( Từ 2/91 đến 9/ 97) , và các uỷ viên Uỷ ban gồm đồng chí Lê Tâm ( từ 5/1975 đến tháng 9/1986), Trần Trí (từ tháng 5/1975 đến tháng 8/19 85).

C. Những chủ trương và hoạt động chính của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước - Uỷ ban Khoa học Nhà nước

C.1. Công tác tham mưu

Về xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị về KHCN

Một trong những công tác tham mưu quan trọng nhất thời kỳ 1986-1992 là việc tổ chức nghiên cứu soạn thảo Nghị quyết Bộ Chính trị về KHCN. Những năm trước đây, chính sách phát triển KHKT được thực hiện theo Nghị quyết số 37/NQTƯ ngày 20-4-1981 của Bộ Chính trị (khoá IV).

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế quản lý KHCN đã có những chuyển biến quan trọng theo hướng phù hợp với chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sản phẩm khoa học trở thành một loại hàng hoá đặc biệt luân chuyển trong nền kinh tế quốc dân.

Theo tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng VI, cần thiết có một nghị quyết mới về KHCN nhằm xác định được mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng nhằm đổi mới về tổ chức và cơ chế quản lý nhằm từng bước làm cho KHCN trở thành động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp đổi mới, ổn định tình hình và phát triển kinh tế kinh tế - xã hội, đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Công tác triển khai nghiên cứu chuẩn bị xây dựng nghị quyết của Bộ Chính trị về KHCN đã được thực hiện từ giữa năm 1988 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp. Ban biên tập văn kiện đã được thành lập do đồng chí Đặng Hữu làm Trưởng ban. Dưới ánh sáng nhhững quan điểm đổi mới toàn diện đất nước đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội VI (1986) và các nghị quyết của Trung ương tiếp sau đó, Uỷ ban với chức năng thường trực Ban soạn thảo nghị quyết đã tổ chức triển khai công việc nghiên cứu xây dựng dự thảo nghị quyết đã phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, các địa phương, huy động một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao là lãnh đạo các viện nghiên cứu, trường đại học lớn để tiến hành tổng kết thực tiễn hoạt động KHCN ở cơ sở (các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất kinh doanh), những điển hình làm khoa học tốt trên cơ sở đó xây dựng các biện pháp chính sách khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong thời kỳ mới.

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 26/NQ-TW ngày 30-3-1991 về "Khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới", Uỷ ban Khoa học Nhà nước đã giúp Ban Bí thư Trung ương Đảng và Ban Khoa giáo Trung ương tổ chức 2 hội nghị phổ biến nghị quyết tại Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh cho đông đảo đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, thủ trưởng các viện nghiên cứu, trường đại học, các Vụ KHKT bộ và Uỷ ban KHKT địa phương).

Về xây dựng các chính sách theo từng lĩnh vực

Trong thời kỳ đổi mới (1986-1992), Lãnh đạo Uỷ ban đã quan tâm tổ chức nghiên cứu xây dựng một số chính sách cụ thể sau:

- Chính sách chất lượng

- Chính sách tài chính KHCN

- Chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu - triển khai.

- Chính sách cán bộ KHCN

- Chính sách thông tin khoa học và công nghệ

Một số chính sách đã được thể hiện trong việc xây dựng Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị ngày 30-3-1991 và trong các văn bản pháp luật của Chính phủ về quản lý chất lượng, quản lý và cấp phát tài chính, khuyến khích các cơ quan nghiên cứu - triển khai gắn hoạt động nghiên cứu với sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động thông tin KHCN phục vụ nghiên cứu - triển khai và đổi mới công nghệ, thành lập các tổ chức KHCN trong tất cả các thành phần kinh tế...

Về xây dựng chiến lược KHCN

Theo sự phân công của Chủ tịch HĐBT và sự chỉ đạo của Tiểu ban nghiên cứu Chiến lược KHKT, đã tổ chức soạn thảo và trình lên Tiểu ban chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng VII đề án "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000". Đã xây dựng "Chiến lược kinh tế biển" trình Thủ tướng Chính phủ 11/1992.

Với sự tập trung chỉ đạo của Lãnh đạo Uỷ ban, sự nổ lực của các đơn vị đã hoàn thành việc xây dựng "Dự thảo chiến lược phát triển KHKT của Việt Nam giai đoạn 1990-2000". Tài liệu này đã được chuẩn bị công phu, đúc rút kết quả của nhiều năm làm công tác dự báo và chiến lược KHKT, tập trung trí tuệ của đông đảo cán bộ KHKT nước ta tham gia, bản tài liệu này đã được trình lên Hội đồng Bộ trưởng và đã được đánh giá tốt, nhiều đề xuất của "Dự thảo" đã được sử dụng trong việc hình thành văn bản "Dự thảo chiến lược kinh tế - xã hội" của Ban Chiến lược kinh tế - xã hội của Hội đồng Bộ trưởng

C.2. Công tác kế hoạch KHCN

Từ năm 1986 trở về trước, chế độ kế hoạch hoá KHCN vẫn được thực hiện theo Nghị định 263/CP. Tuy chưa có văn bản thay thế, nhưng từ kế hoạch 1986 trở đi, hệ thống kế hoạch hoá đã có một số cải tiến, hoàn thiện về nội dung và phương pháp.

- Chuyển từ kế hoạch pháp lệnh giao "số kiểm tra" sang kế hoạch hướng dẫn theo các nhiệm vụ và hướng trong điểm, ưu tiên về KHCN của Nhà nước.

- Nhà nước bắt đầu sử dụng một số công cụ chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết nền kinh tế thị trường theo định hướng kế hoạch như tổ chức theo 3 chương trình kinh tế lớn, các hương ưu tiên trong nghiên cứu - triển khai, tổ chức theo hệ thống các chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước, cấp Bộ ngành và địa phương.

- Phương thức ký kết hợp đồng để thực hiện các chương trình, đề tài và dự án sản xuất - thử nghiệm được áp dụng phổ biến cho việc thực hiện kế hoạch KHCN các cấp.

Trong giai đoạn đổi mới, việc xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ quốc gia được thực hiện theo hướng tập trung cho các nhiệm vụ trọng điểm và ưu tiên đã được xác định, đồng thời gắn với sản xuất và đời sống, nhiều nhiệm vụ khoa học và công nghệ được chuyển sang thực hiện ở khu vực doanh nghiệp. Thông qua cải tiến đó số lượng chương trình theo xu hướng tập trung: 54 chương trình trong kế hoạch 1986 - 1990, 31 chương trình trong kế hoạch 1991 - 1995. Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ còn lại được bố trí vào kế hoạch của các Bộ, ngành và địa phương theo hướng gắn với chức năng nghiên cứu thường xuyên của các viện nghiên cứu và triển khai chuyên ngành.

Do rút kinh nghiệm và có sự chuẩn bị sớm về mặt nghiệp vụ, Bộ đã ban hành văn bản Hướng dẫn xây dựng kế hoạch KHKT, tổ chức xây dựng các chương trình KHKT 5 năm 1986-1990 và 1991-1995 để hướng dẫn các Bộ ngành, các địa phương thực hiện. Đối với việc xây dựng kế hoạch KHKT và chương trình KHKT 5 năm thì đến tháng 10 của năm kết thúc kế hoạch 5 năm trước, kế hoạch KHCN cấp Nhà nước, cũng như kế hoạch KHCN của các ngành, các địa phương về cơ bản đã tiến hành bảo vệ xong và đầu năm kế hoạch 5 năm đã triển khai việc ký hợp đồng giao nhiệm vụ, phân bổ tài chính cụ thể cho từng nhiệm vụ kế hoạch KHCN cấp Nhà nước và cho các ngành, địa phương.

Đồng thời với việc đổi mới chế độ kế hoạch hoá KHCN, Uỷ ban cũng đã tổ chức việc tuyển chọn cơ quan chủ trì và cán bộ làm chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu. Trong cơ chế mới, các chủ nhiệm chương trình và đề tài được quyền chủ động nhiều hơn phù hợp với cơ chế thị trường, nhưng đồng thời cũng có trách nhiệm nặng nề hơn. Kết quả là thời gian thực hiện các đề tài thường được rút ngắn hơn so với những năm trước đây, chất lượng nghiên cứu tăng lên. Nhiều đề tài đã gắn với thực tế sản xuất và đời sống, có đóng góp tích cực trong việc chuẩn bị luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển ngành, địa phương; đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu, thúc đẩy nhanh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, từ năm 1990 trở đi, Uỷ ban Khoa học Nhà nước thực hiện một hình thức mới: ký kết hợp đồng thực hiện các dự án sản xuất thử - thử nghiệm. Đây là hình thức mới trong hoạt động phát triển công nghệ để chuẩn bị cho việc triển khai ứng dựng những thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống. Uỷ ban đã ban hành Quy định tạm thời số 432/THKH hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện các dự án kinh tế-kỹ thuât. Hàng năm Uỷ ban đã ký giao nhiệm vụ từ trên 40 đến gần 100 dự án SXT-TN. Bình quân mỗi năm, tỉ lệ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho hoạt động KH-CN được dành ra để hỗ trợ cho việc thực hiện các dự án SXT-TN thường chiếm khoảng 5 - 8% tổng mức đầu tư cho KH-CN, trong giai đoạn 1990-1992 cũng đã hỗ trợ khoảng 40 tỷ đồng để thực hiện các dự án sản xuất thử - thử nghiệm. Ngoài 148 dự án SXT-TN được triển khai từ kết quả các đề tài cấp Nhà nước (chủ yếu là của giai đoạn 1986-1990), một số đề tài sau khi nghiên cứu thành công trong những năm 1991-1992 đã được đưa ngay vào triển khai các dự án.

C 3. Công tác quản lý kỹ thuật, công nghệ

1. Tiêu chuẩn-đo lường- chất lượng

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, công tác quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng có nhiều chuyển biến phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế nhiều thành phần, mở cửa, chấp nhận cạnh tranh và hoà nhập quốc tế, khu vực.

Liên tiếp trong 2 năm 1990 và 1991, Nhà nước đã công bố Pháp lệnh Đo lường (1990) và Pháp lệnh chất lượng hàng hoá (1991) là cơ sở pháp lý cao nhất và đề cập một cách hoàn chỉnh và toàn diện hoạt động tiêu chuẩn hoá, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý đo lường.

Sự đổi mới trong quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng thể hiện trong từng lĩnh vực theo hướng chuyển từ cơ chế "mệnh lệnh, áp đặt" sang cơ chế lấy "khuyến khích, định hướng" là chủ yếu, đề cao quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đồng thời tăng cường sự quản lý của Nhà nước ở những khâu trọng yếu, tạo sự bình đẳng trong quyền lợi và trách nhiệm của các thành phần kinh tế. Trên cơ sở đó, mọi hoạt động của 3 lĩnh vực này tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, hướng mạnh về xuất khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh và hợp tác, đẩy nhanh quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

Ngoài ra cũng đã nghiên cứu, quy hoạch và xác định phương hướng phát triển hệ thống các phòng thí nghiệm đo lường đối với từng lĩnh vực đo, nghiên cứu chế tạo các chuẩn đo lường và các phương tiện đo nhằm đáp ứng yêu cầu trong nước đối với các loại phương tiện đo thông dụng như chuẩn khối lượng, dung tích, thiết bị kiểm tra công tơ điện, công tơ nước, các loại cân (kể cả cân lớn cho ô tô, toa xe), áp kế, dụng cụ đo điện, đo độ dài trong công nghiệp, dụng cụ đo đếm điện năng, lưu lượng nước, v.v...

Đồng thời việc đẩy mạnh công tác xây dựng TCVN, tăng cường công tác kiểm định đo lường, từ năm 1986, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đã tập trung kiện toàn lại tổ chức các Trung tâm TC-ĐL-CL khu vực và tổ chức các Chi cục TC-ĐL-CL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm đáp ứng các yêu cầu mới trong quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trrong nền kinh tế thị trường.

Công tác tiêu chuẩn hoá có nhiều đổi mới về phương diện xây dựng TCVN làm cho các tiêu chuẩn ban hành có chất lượng chuyên môn cao, bám sát yêu cầu quản lý Nhà nước, đặc biệt là hệ thống TCVN đối với các sản phẩm quan trọng của nền kinh tế và sản phẩm xuất khẩu.

Công tác quản lý đo lường có những tiến bộ đáng kể về trình độ cán bộ, cơ sở vật chất-kỹ thuật cũng như khả năng hoà nhập quốc tế và khu vực.

Công tác quản lý chát lượng có nhiều chuyển biến vè phương thức hoạt động, chuyển từ quản lý trực tiếp về chất lượng đối với sản phẩm và cơ sở sản xuất sang hình thức tổ chức, hướng dẫn thanh tra thực hiện các chính sách, qui định về quản lý chất lượng.

Kể từ sau khi Nhà nước đã công bố Pháp lệnh Đo lường (1990) và Pháp lệnh chất lượng hàng hoá (1991), các văn bản của Chính phủ, Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước đã tập trung xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở cho công tác quản lý Nhà nước thống nhất về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nâng cao vai trò và vị trí công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong lĩnh vực kinh tế-xã hội của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi và niềm tin để mở rộng quan hệ buôn bán với các nước, hoà nhập với thị trường quốc tế.

Những văn bản pháp luật chủ yếu về quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong giai đoạn 1986-1992 bao gồm:

Quyết định số 225-HĐBT ngày 5-2-1987 về việc ban hành các TCVN về đại lượng và đơn vị đo lường.

Chỉ thị số 222/CT ngày 6-8-1988 về các biện pháp cấp bách củng cố và tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá.

Quyết định số 207-HĐBT ngày 29-12-1988 về kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu.

Qui định về việc thi hành Pháp lệnh Đo lường (ban hành kèm theo Nghị định số 115-HĐBT ngày 13-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng)

Qui định về việc thi hành Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá (ban hành kèm theo Nghị định số 327-HĐBT ngày 19-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng)

2. Quản lý về điều tra điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Trong công tác điều tra tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội những kết quả thu được tại các vùng đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam bộ ... đã được sử dụng làm căn cứ khoa học cho các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển khoa học-kỹ thuật

Công tác điều tra cơ bản và nghiên cứu về tài nguyên và môi trường có định hướng tích cực, giúp cho việc đánh giá tiềm năng các loại tài nguyên, đặc biệt các loại khoáng sản quý hiếm, dầu khí, v.v...

Từ năm 1985 trở về trước, Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoa học - kỹ thuật trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tài nguyên và môi trường (Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước có Vụ Điều tra cơ bản). Từ các kết quả nghiên cứu của các chương trình điều tra cơ bản tổng hợp này, các chương trình và đề tài có liên quan và những thực tiễn trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề môi trường ngày càng rõ ràng, với chức năng của mình Uỷ ban đã chủ trì, phối hợp với nhiều ngành để soạn thảo trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết 246/HĐBT. Đó là văn kiện đầu tiên của Chính phủ tương đối toàn diện và có hệ thống về lĩnh vực này trong đó Uỷ ban được coi như một đầu mối để phối hợp.

Dựa theo đó, các công trình nghiên cứu và các hoạt động tiếp theo đã được đánh dấu bởi sự tiến hành "Hội nghị khoa học quốc tế về môi trường" đầu tiên ở nước ta, được UNDP tài trợ và với sự cộng tác giúp đỡ của SIDA, UNE, WCN (tháng 12 năm 1991). Kết qủa quan trọng của Hội nghị là bản "Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển lâu bền 1991- 2000" đã được hoàn thành và trình Chính phủ. Kế hoạch này đã được phép Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thực hiện từng bước. Ngoài ra Hội nghị này cũng đã góp ý kiến cho bản dự thảo đầu tiên của Luật Bảo vệ môi trường.

Đó là các mốc quan trọng, làm tiền đề cho sự thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường vào cuối tháng 10 năm 1992 và đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường vào 10-1-1994 cùng hàng loạy các hoạt động mạnh mẽ và có hệ thống hơn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Môi trường là một vấn đề có tính thời đại. Hoạt động bảo vệ môi trường được Nhà nước quan tâm và phê duyệt kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000. Điều đó đánh dấu một mốc quan trọng, mở đầu cho thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước có tính đầy đủ đến các yếu tố môi trường. Từ năm 1992 hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đã được thành lập từ Trung ương đến địa phương và bắt đầu các hoạt động tích cực thực hiện Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội phê chuẩn cuối năm 1993.

3. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Đây là thời kỳ cả nước bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, trong bối cảnh đó nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước và phát triển nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên bức bách. Chính vì vậy, trong quá trình chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước đã đề nghị đưa vấn đề "xây dựng và phát triển các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp" vào Báo cáo chính trị của Đại hội và đề nghị này đã được chấp nhận. Từ đó vấn đề xây dựng và phát triển hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã được lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo và trở thành nội dung hoạt động chủ yếu của Cục Sáng chế.

Để mở rộng việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước đã nghiên cứu soạn thảo và trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp (13-5-1987), Điều lệ về giải pháp hữu ích (28-12-1988) và Điều lệ về mua bán quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và bí quyết kỹ thuật (28-12-1988). Các Thông tư hướng dẫn thi hành các Điều lệ nói trên của Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan cũng đã được ban hành vào thời điểm tương ứng.

Như vậy là cho đến cuối 1988, 4 đối tượng chủ yấu của quyền sở hữu công nghiệp (Sáng chế, Nhãn hiệu hàng hoá, Kiểu dáng công nghiệp, Giải pháp hữu ích) đã lần lượt được triển khai theo từng nghị định riêng của Chính phủ (hoặc Hội đồng Bộ trưởng).

Để hoàn chỉnh và nâng cao hiệu lực của hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới mà Đảng đã đề ra trong Đại hội VI, Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước đã chủ trì nghiên cứu và trình Nhà nước ban hành Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Pháp lệnh này đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố ngày 11-2-1989. Sau khi Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được ban hành, Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước đã trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 84-HĐBT ngày 20-3-1990 nhằm sửa đổi bổ sung các Điều lệ về sáng kiến - sáng chế, Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá, Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp, Điều lệ về giải pháp hữu ích đã được ban hành trước đó nhằm làm cho các Điều lệ này phù hợp với Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và trở thành Điều lệ hươngs dẫn thi hành pháp lệnh cho từng đối tượng sở hữu công nghiệp mà pháp lệnh qui định. Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước cũng đã ban hành thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 84-HĐBT (Thông tư số 1134/SC ngày 17-10-1991) và được sự hỗ trợ của của Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành thông tư hướng dẫn xét xử một số tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp (Thông tư số 3/NCPL ngày 22-7-1989).

Việc công bố Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (11-2-1989) và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự thay đổi về chất của hệ thống bảo hộ quyền SHCN ở nước ta. Hệ thống pháp luật đó phù hợp với tập quán và xu thế chung của thế giới trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới của sự nghiệp công nghiệp hoá và xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Trong những năm sau khi công bố Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (11-2-1989), số đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và số văn bằng đã cấp tăng liên tục.

Nếu như năm 1990 Cục Sáng chế nhận được 1.825 đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ các loại đối tượng (trong đó có 640 đơn của người nước ngoài) và đã cấp 825 văn bằng bảo hộ (trong đó có 277 văn bằng bảo hộ cấp cho người nước ngoài) thì đến năm 1992 Cục Sáng chế nhận được 5.421 đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ các loại đối tượng (trong đó có 3.086 đơn của người nước ngoài) và đã cấp 3.806 văn bằng bảo hộ (trong đó có 1.853 văn bằng bảo hộ cấp cho người nước ngoài).

Trong thời kỳ này, ngoài việc tích cực triển khai các hoạt động sở hữu công nghiệp, Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Tổng công đoàn, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trên cơ sở qui chế phối hợp 3 bên ký năm 1985, thực hiện những biện pháp có hiệu quả để phát triển phong trào phát huy sáng kiến của quần chungs: như phối hợp với Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh ban hành qui chế tổ chức Hội thi triễn lãm tuổi trẻ sáng tạo, cấp huy hiệu tuổi trẻ sáng tạo, phối hợp với Tổng công đoàn trong việc xét cấp bằng Lao động sáng tạo cho những cá nhân có sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, tổ chức các Hội thi triển lãm sáng tạo khoa học kỹ thuật ...

Đặc biệt là Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước đã phối hợp với Tổng công đoàn, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tổ chức thành công các Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc vào các năm 1990, 1991.

Phối hợp với các ngành, các địa phương và các tổ chức xã hội tổ chức thi hành các qui định của Nhà nước về sáng kiến và sở hữu công nghiệp; thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ các lợi ích quốc gia trong hoạt động sở hữu công nghiệp, đặc biệt là trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài; phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện các biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các bên liên quan về sở hữu công nghiệp;

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sở hữu công nghiệp tâp trung xây dựng hệ thống văn bản pháp luật để làm cơ sở pháp lý góp phần đảm bảo lợi ích của các cơ sở sản xuất kinh doanh, của các nhà khoa học trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Mặt khác khuyến khích việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, ngăn ngừa hàng giả và kinh doanh trái phép, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng cũng như người sản xuất.

Về mặt tổ chức đã củng cố và tăng cường hệ thống cơ quan quản lý chuyên trách hoặc kiêm nhiệm hoạt động sở hữu công nghiệp từ trung ương đến địa phương, tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho hơn 5000 cán bộ quản lý, tổ chức phong trào lao động sáng tạo trong phạm vi cả nước.

Xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn về sở hữu công nghiệp phục vụ công tác xét nghiệm đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp và hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ, thương mại (khoảng 17 triệu bản mô tả sáng chế dạng giấy, đĩa quang, vi phim, vi phiếu của 27 nước và tổ chức quốc tế, các công báo nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp của 10 nước và tổ chức quốc tế).

4. Quản lý việc xét duyệt trữ lượng khoáng sản

Công tác xét duyệt trữ lượng khoáng sản đã được bắt đầu từ những năm 70, nhưng bước vào thời kỳ đổi mới, do yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý trữ lượng khoáng sản, Hội đồng Bộ trưởng đã Quyết định 100-HĐBT ngày 25-8-1986 về việc bổ sung nhiệm vụ và tổ chức Hội đồng Xét duyệt trữ lượng khoáng sản, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Ban hành các qui phạm về thăm dò, phân cấp trữ lượng khoáng sản và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để tính trữ lượng khoáng sản.

- Xét duyệt các chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản.

Vè mặt tổ chức, theo Quyết định 100-HĐBT qui định Cơ quan Thường trực của Hội đồng Xét duyệt trữ lượng khoáng sản là Văn phòng Hội đồng đặt tại Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước

 

Trong giai đoạn từ 1986 đến 1992, Văn phòng đã giúp Hội đồng Xét duyệt trữ lượng khoáng sản tổ chức kiểm tra, xét duyệt hàng trăm báo cáo địa chất thăm dò tính trữ lượng đối với 42 loại kháng sản khác nhau. Các báo cáo thăm dò này đã được sử dụng để thiết kế và khai thác, trong đó có những khoáng sản giữ vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế cuả nước ta như dầu khí, than đá, nước ngầm, nước khoáng, các nguyên liệu sản xuất xi măng, v.v ...

5. Đánh giá trình độ công nghệ của sản xuất

Việc đánh giá trình độ công nghệ sản xuất đã được khởi động mạnh trong năm 1989. Uỷ ban đã tổ chức một Tổ nghiên cứu để chăm lo xây dựng phương pháp luận và triển khai việc đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của các cơ sở sản xuất, ngành kinh tế - kỹ thuật, và một số địa phư[ng. Đây là công tác rất quan trọng, nhưng do chưa coi trọng nên không triển khai, nay phải tổ chức từ đầu, các đơn vị đã hợp tác khá chặt chẽ, phối với với một số Bộ ngành (chủ yếu là công nghiệp và xây dựng) và địa phương đã hoàn thành Phương pháp đánh giá, hướng dẫn và làm thử một số ngành đã tổ chức đánh giá trình độ công nghệ ở 14 cơ sở trong điểm như sản xuất máy cắt kim loại, sản xuất xi măng... Kết quả là đã có tờ trình Chủ tịch HĐBT ra chỉ thị về tiến hành đánh giá trình độ công nghệ của sản xuất đối với các ngành kinh tế quốc dân. Đợt đánh giá tương đối qui mô, dù chưa phải là hoàn hảo, nhưng đã tạo điều kiện để có sự nhìn nhận toàn diện hơn nữa tài sản và trình độ công nghệ, làm cơ sở cho việc tận dụng năng lực hiện có và xây dựng phương hướng nâng cao trình độ công nghệ trong tương lai.

Việc tham gia tổng kiểm kê tài sản cố định theo Quyết định 101/HĐBT phục vụ cho việc định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1991-1995 đã được thực hiện tích cực. Uỷ ban đã lập Ban thường trực, đã phối hợp nghiên cứu định ra phương pháp đánh giá giá trị tài sản cố định theo hao mòn vô hình và trình độ công nghệ. Đây là công việc quan trọng để Uỷ ban phát huy được chức năng quản lý Nhà nước của mình nắm được thực trạng của sản xuất để có định hướng trong xây dưnựg chính sách công nghệ quốc gia.

C.4. Công tác xây dựng pháp luật khoa học và công nghệ

Công tác xây dựng pháp luật KHCNMT đã chuyển dần sang quỹ đạo phục vụ sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đã có bước phát triển mới, nội dung quản lý được mở rộng, chất lượng văn bản và hiệu lực pháp lý ngày càng được nâng cao và từng bước đồng bộ với những đổi mới nhanh chóng và hoàn thiện của hệ thống pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

Từ chỗ mới chỉ có các Nghị định của Chính phủ điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu trong hoạt động KHCN, tiến đến ban hành Pháp lệnh, cấp độ pháp lý ngày càng được nâng cao (từ 1988 trở về trước, toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật khoa học, công nghệ và môi trường mới chỉ dừng lại ở mức cao nhất do Chính phủ ban hành). Trong thời gian ngắn 4 năm từ 1988 đến 1991 đã ban hành các Pháp lệnh sau:

Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào VN (1988)

Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989)

Pháp lệnh Đo lường (1990)

Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá (1991)

Để thực hiện các Pháp lệnh nêu trên, Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đã chủ trì soạn thảo và Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định (Nghị định số 115-HĐBT ngày 13/4/1991 ban hành Qui định về việc thi hành Pháp lệnh đo lường; Nghị định số 327-HĐBT ngày 19/10/1991 ban hành Quy định về việc thi hành Pháp lệnh chất lượng hàng hoá; Nghị định 84-HĐBT ngày 20-3-1990 sửa đổi bổ sung các Điều lệ về sáng kiến - sáng chế, Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá, Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp, Điều lệ về giải pháp hữu ích; Nghị định số 49-HĐBT ngày 4/3/1991 qui định chi tiết việc thi hành pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam) và Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước cũng đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện.

Giai đoạn 1986 đến 1992, Bộ đã tập trung lực lượng nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị về công tác KHCNMT, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đã phối hợp với các Bộ hữu quan ban hành các Thông tư liên bộ và tự ban hành nhiều quyết định, thông tư, chỉ thị để triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Sau đây nêu lên một số văn bản quan trọng do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành:

Quyết định số 134-HĐBT ngày 31/8/1987 của HĐBT về một số biện pháp khuyến khích công tác khoa học và kỹ thuật.

Chỉ thị số 199-CT ngày 25/6/1988 của Chủ tịch HĐBT về việc sắp xếp và kiện toàn mạng lưới các cơ quan NCKH và TKKT ở nước ta.

Chỉ thị số 222/CT ngày 6/8/1988 của Chủ tịch HĐBT về các biện pháp cấp bách nhằm củng cố và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm.

Chỉ thị số 95/CT ngày 4/4/1991 của Chủ tịch HĐBT về công tác thông tin khoa học và công nghệ.

Quyết định số 187/CT ngày 12/6/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc triển khai thực hiện "Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền".

Nghị định số 242-HĐBT ngày 5/8/1991 của HĐBT ban hành về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước CHXHCN Việt Nam.

Nghị định số 06-HĐBT ngày 6/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc hành lập Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ quốc gia.

Nghị định số 35-HĐBT ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác quản lý khoa học và công nghệ.

Quyết định số 324-CT ngày 11/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tổ chức lại mạng lưới các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Còn rất nhiều văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhưng đến nay đã hết hiệu lực không nêu ra. Các văn bản của liên Bộ, của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành hơn 100 văn bản để hướng dẫn chi tiết thi hành các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chúng tôi không nêu trong danh mục nói trên.

Đối với việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động khoa học xã hội và nhân văn Bộ cần nghiên cứu xây dựng những qui định cụ thể để quản lý hoạt động khoa học này, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn với cộng đồng khoa học quốc tế.

C.5. Quản lý tiềm lực KHCN

1. Tài chính KHCN

Trong thời kỳ 1986-1992, Bộ đã tiến hành thay đổi phương thức cấp phát tài chính cho KHKT. Bộ đã trực tiếp nhận trách nhiệm quản lý kinh phí, trước hết cho các nhiệm vụ KHKT trọng điểm theo cơ chế hợp đồng trực tiếp, tự chịu trách nhiệm.

Trong từng kỳ kế hoạch, Bộ đã có sự trao đổi bàn bạc ngay từ đầu xây dưnựg kế hoạch với Bộ Tài chính, dự kiến cơ cấu chi và cơ chế quản lý cụ thể với các nội dung chi phần kinh phí ngân sách Trung ương cấp do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật tự quản lý. Đã tích cực tiến hành các thủ tục mở tài khoản cấp 3 để cấp phát và thanh quyết toán trực tiếp đối với các đề tài hợp đồng, chuẩn bị đầy đủ các biểu mẫu cho việc triển khai kế hoạch tài chính theo từng năm kế hoach.

Đã chủ động phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước về bố trí vốn xây dưnựg cơ bản cho các cơ quan nghiên cứu KHKT trong kỳ kế hoạch 5 năm 1986-1990, đã thường xuyên theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện XDCB nên đã thực hiện kế hoạch có kết quả, một số cơ quan nghiên cứu - triển khai đã được xây dựng mới và mở rộng.

Bảng1: Số liệu đầu tư cho KHCN trong thời gian 1986-1992

 

 

Năm

GDP

Chi ngân sách Nhà nước

Đầu tư

(Tỷ đồng)

cho KHCN

Tỷ lệ

Đầu tư

%

 

(Tỷ đồng)

(Tỷ đồng)

Xây dựng cơ bản

Sự nghiệp KH

So với

GDP

So với chi ngân sách

1986

 

 

0,252

0,700

 

1,60

1987

 

 

0,263

1,400

 

1,20

1988

 

 

2,100

13,000

 

1,50

1989

 

 

14,280

45,000

 

0,98

1990

 

 

16,400

70,000

 

1,10

1991

76.707

12.081

17,000

90,000

0,14

0,89

1992

110.535

23.711

19,000

184,000

0,18

0,86

 

2. Thông tin tư liệu KHCN

Bước vào thời kỳ đổi mới, hoạt động thông tin KHKT đã được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Chính phủ nhằm phục tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, phát triển KHKT của đất nước. Tháng 9-1987 Hội thảo quốc gia về chính sách thông tin KHKT đã được khai mạc dưới sự chủ toạ của Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp nhằm xem xét và đánh giá hiện trạng hoạt động thông tin KHKT thời gian qua và nêu lên nhiều kiến nghị về phương hướng và biện pháp tăng cường công tác thông tin KHKT ở nước ta.

Bước ngoặt mới về đổi mới tổ chức hoạt động thông tin KHKT là Quyết định 487/TCCB ngày 24-9-1990 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước về việc thành lập "Trung tâm thông tin tư liệu KHCN quốc gia" trên cơ sở hợp nhất Viện Thông tin KHKT trung ương và Thư viện KHKT trung ương để giúp Uỷ ban thực hiện chức năng trung tâm thông tin tư liệu KHCN của Nhà nước và quản lý thống nhất hoạt động thông tin tư liệu KHCN trong cả nước.

Sau khi Chủ tịch HĐBT ban hành Chỉ thị số 95/CT ngày 4/4/1991về công tác thông tin khoa học và công nghệ, Uỷ ban đã tổ chức phổ biến quán triệt trong toàn mạng lưới các cơ quan thông tin KHCN, trên cơ sở đó đã hướng dẫn và thảo luận kế hoạch hoạt động thông tin tư liệu của 37 đơn vị, xây dựng đề cương phương hướng hoạt động 1991-1995.

Trong giai đoạn 1986-1992, công tác xây dựng và kiện toàn hệ thống thông tin KHCN trong cả nước từ trung ương, đến các ngành và địa phương là một trong những công tác trọng tâm sau khi Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 95/CT ngày 4/4/1991 của Chủ tịch HĐBT về công tác thông tin khoa học và công nghệ.

Ngoài Trung tâm Thông tin tư liệu KHCN quốc gia, có có 2 cơ quan thông tin chuyên dạng tài liệu sáng chế và tiêu chuẩn, cùng với 44 viện, trung tâm thông tin ngành tạo thành bộ khung cơ bản của hệ thống thông tin KHCN quốc gia.

Ngoài ra còn có 44 cơ quan thông tin địa phương với các chức năng tổ chức thông tin đa ngành, 262 tổ chức thông tin cơ sở trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty, xí nghiệp, các thư viện tổng hợp ở các địa phương, thư viện ở các trường đại học, viện và các kho lưu trữ tư liệu ở trung ương và địa phương.

Trên cơ sở các nguồn thông tin thu thập được, các cơ quan thông tin đã tạo ra được một hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin phong phú có tác dụng mở rộng kiến thức, bước đầu góp phần vào việc chuẩn bị các quyết định của lãnh dạo các cấp và đáp ứng một số yêu câù cho công tác nghiên cứu, thiết kế.

Vấn đề có tầm quan trong đặc biệt, đó là việc từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu. Viện thông tin KHKT trung ương đã nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu thử nghiệm về tài liệu KHKT công bố của Việt Nam trên máy Olĩetti, đã cài tiếng Việt sử dụng phần mềm CDS/ISIS. Trên 100 ấn phẩm thư mục và tóm tắt xuất bản định kỳ đã cố gắng giới thiệu bao quát các nguồn tư liệu nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất kinh doanh, dich vụ và đông đảo đội ngũ cán bộ KHKT trong cả nước. Đã xuất bản các ấn phẩm thông tin chọn lọc, các tổng luận phân tích chuyên đề và các chuyên khảo với tổng số trên 300 loại, phát hành hàng vạn bản, hướng vào những vấn đề ưu tiên của phát triển kinh tế-xã hội, khoa học và công nghệ.

Ngoài việc đâỷ mạnh xây dựng cơ sở các dữ liệu phục vụ thông tin theo địa chỉ, theo chuyên đề, Trung tâm Thông tin tư liệu KHCN quốc gia còn biên soạn và xuất bản 12 loại ấn phẩm thông tin: Tóm tắt tài liệu KHKT Việt Nam, Thông báo tài liệu mới, Thông tin chiến lược khoa học-kỹ thuật- kinh tế, Tổng luận khoa học-kỹ thuật- kinh tế, Thông tin chuyển giao công nghệ, Thông tin môi trường, Vietnamese Scientific and Technical Abstracts ...

Hoàn thành công viêc biên tập và xuất bản sách "45 năm KHCN Việt Nam".

Các cơ quan thông tin ngành, địa phương đã rất chú ý đến việc tổ chức các dịch vụ thông tin và tuyên truyền phổ biến các thành tựu KHKT, các kết quả nghiên cứu, các kỹ thuật tiến bộ, kinh nghiệm tiên tiến.

Kết hợp với việc mua tài liệu, còn phát triển quan hệ hợp tác, trao đổi và tranh thủ viện trợ quốc tế, các cơ quan thông tin và tư liệu đã bổ sung và xây dựng được vốn tư liệu khá quan trọng bao gồm hàng triệu cuốn sách, gần 6.000 đầu tên tạp chí với hàng triệu số. Tạp chí các nước XHCN (trước 1990) chiếm 55%, trong nước 30% còn 15% nhập từ các nước khác, chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển. Về ngôn ngữ các nguồn tài liệu: Nga văn 50%, Việt văn khoảng 25%, Anh văn khoảng 12%, Pháp văn khoảng 7%. Có 250 ngàn tiêu chuẩn, 6000 bản catalô công nghiệp, trên 3000 báo cáo địa chất, 4000 báo cáo kết quả nghiên cứu và luận án bảo vệ phó tiến sĩ và tiến sĩ trong nước.

Đội ngũ cán bộ thông tin tư liệu chuyên nghiệp được tăng cường về số lượng và chất lượng, trình độ được nâng cao và cập nhật thông qua hoạt động thực tế và qua những lứop đào tạo bồi dưỡng liên tục với nhiều nội dung mới: phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử, tin học tư liệu, kỹ thuật vi tính, thông tin công nghệ, phần mềm micro CDS/ISIS , truy cập từ xa (on-line) qua vệ tinh vớ cơ sở dữ liệu của Pháp , kỹ thuật CD-ROM ... Thường xuyên tổ chức các lớp cơ sở về thông tin, đào tạo sau đại học khoá II trong dự án PNUD đã kết thúc năm 1988 và từng năm vẫn gửi cán bộ đi ddào tạo sau đại học ở Pháp và nâng cao trình độ nghiệp vụ ở Liên Xô (trước năm 1990)

Tổ chức tốt Hội nghị thông tin KHCN toàn quốc lần thứ 3, hội nghị đã thông qua báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm 1986-1990, đánh giá hiện trạng của mạng lưới và đề ra phương hướng hoạt động cho những năm 1991-1995.

Công tác thông tin tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đạt được sự tiến bộ lớn về tạo nguồn lực thông tin và áp dụng công nghệ thoong tin để nâng cao hiệu quả và phạm vi phục vụ.

III.6. Mở rộng quan hệ quốc tế về KHCN

Hợp tác khoa học và công nghệ đã chiếm một vị trí to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi đất nước thống nhất (1976), hợp tác khoa học và kỹ thuật với nước ngoài được mở rộng sang các nước Tư bản Chủ nghĩa, các tổ chức quốc tế và các nước trong khu vực. Từ năm 1990 đến nay cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, công tác hợp tác khoa học và công nghệ đã ngày càng được tăng cường theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Việc hợp tác không chỉ dừng ở mức đi tìm sự hỗ trợ phát triển tiềm lực, mà ở mức cao hơn, đó là cùng phối hợp nghiên cứu, tập trung giải quyết các nội dung khoa học hai bên cùng quan tâm, hoặc thành lập các phòng thí nghiệm hỗn hợp, v.v...

Qui mô hợp tác được triển khai trên tất cả các lĩnh vực khoa học và công nghệ: khoa học tự nhiên, khoa học nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, khoa học y dược, khoa học xã hội và nhân văn và từ khâu nghiên cứu cơ bản, điều tra, thăm dò đến triển khai ứng dụng vào sản xuất và đời sống.

Loại hình hợp tác cũng rất phong phú, ban đầu là ta cử cán bộ, học sinh đi đào tạo, sau đó là trao đổi cán bộ dưới nhiều hình thức, trao đổi tài liệu và cuối cùng là phối hợp nghiên cứu.

Song song với việc đào tạo, nâng cao tri thức, Việt Nam còn tiếp nhận vật chất, trang thiết bị của nước ngoài để xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học và cơ sở đào tạo. Chúng ta cũng tiếp nhận, trao đổi nhiều sách, tạp chí, tài liệu kỹ thuật, bản vẽ, cây con giống, các vật tư quí hiếm, v.v...

Các hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ trong một thời gian dài, từ thập kỷ 80 trở về trước phần lớn dựa vào sự viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, mà chủ yếu là của Liên Xô và các nước Xã hội Chủ nghĩa.

Quan hệ hợp tác giữa ta với nước ngoài thời gian đầu là quan hệ song phương và trong khuôn khổ hiệp định Chính phủ. Sau đó đã mở rộng mối quan hệ đa phương và dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ năm 1990, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô tan rã, quan hệ hợp tác của nước ta chủ yếu tập trung vào xây dựng các mối quan hệ mới với các tổ chức quốc tế, các nước phát triển, các nước trong khu vực.

Từ Đại hội Đảng VI (1986), thực hiện chiến lược đổi mới toàn diện đất nước, xoá bỏ bao cấp, các hình thức hợp tác trực tiếp giữa các cơ sở đã trở nên sinh động. Sự hợp tác không còn diễn ra đơn phương kiểu viện trợ không hoàn lại như trước đây mà ngày càng chuyển dần sang hình thức các bên tham gia hợp tác đều có nghĩa vụ và quyền lợi bình đẳng.

Hợp tác với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

Giai đoạn 1986 - 1990

Việt Nam đã xúc tiến các hợp tác song phương với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác để thực hiện tích cực chương trình tổng hợp tiến bộ khoa học và công nghệ tới năm 2000 của Hội đồng tương trợ kinh tế. Giữa Liên Xô và Việt Nam đã xác định được 16 hướng ưu tiên trong hợp tác khoa học và công nghệ: Cây lương thực; Công nghiệp thực phẩm và công nghiệp vi sinh; Chăn nuôi; Điều tra tổng hợp biển và thềm lục địa; Tìm kiếm thăm dò dầu khí; Hoá học hoá nông nghiệp; Bảo vệ môi trường; Nhiệt đới hoá và bảo vệ chống ăn mòn...

Trên cơ sở các hướng ưu tiên này hai bên đã thống nhất một danh mục 70 đề tài hợp tác về khoa học và công nghệ 1986 - 1990.

Với hiệp định ký kết giữa hai Nhà nước ngày 29-10-1987 về các quan hệ sản xuất và khoa học và công nghệ trực tiếp giữa các liên hiệp, xí nghiệp, các cơ quan khoa học và công nghệ của hai nước với sự hỗ trợ của Tiểu ban hợp tác về khoa học và công nghệ Việt - Xô đã tiếp xúc với nhau nhanh chóng và thiết lập quan hệ. Có thể nêu một ví dụ điển hình là sự liên kết nghiên cứu và sản xuất giữa Viện Sinh vật ( Viện Khoa học Việt Nam trước đây), Trung tâm Nghiên cứu khoa học của Thành phố Đà Nẵng với Liên hiệp khoa học - sản xuất "Công nghệ sinh học" của Liên Xô trong khuôn khổ một trung tâm khoa học - sản xuất hỗn hợp Việt - Xô nghiên cứu và chiết xuất các chất hoạt tính sinh học từ các sinh vật biển.

Đối với Hội đồng tương trợ kinh tế, trong giai đoạn 1986 - 1990, ngoài các hình thức trao đổi chuyên gia, tài liệu, vật mẫu, cây, con giống đã áp dụng những hình thức hợp tác mới có hiệu quả cao như lập các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu khoa học chung; thành lập tập thể các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu theo chuyên đề.

Qua hợp tác, Việt Nam đã nhận và tiến hành khảo nghiệm hàng nghìn mẫu giống cây trồng, vật nuôi, chọn được nhiều giống thích hợp cho năng suất cao. Các nhà công nghệ Việt Nam cũng đã nắm vững nhiều công nghệ mới; đưa vào sản xuất nhiều vật liệu mới; sản phẩm mới, đã nhận được khoảng 2 triệu bản mô tả sáng chế và tài liệu thông tin khoa học và công nghệ cần thiết cho phát triển khoa học và kỹ thuật giai đoạn 1986 - 1990. Theo thoả thuận, các nước thành viên tiếp tục dành cho Việt Nam 20 triệu rúp để tiến hành chương trình hợp tác. Tháng 12/1985, tại khoá họp 41 (khoá họp đặc biệt) của Hội đồng Tương trợ kinh tế, Việt Nam đã ký tham gia "Chương trình tổng hợp tiến bộ khoa học và kỹ thuật của các nước thành viên đến năm 2000". Chương trình đã đề ra nhiệm vụ: trong thời gian ngắn đạt trình độ cao của khoa học và công nghệ và sản xuất trên các hướng: Điện tử hoá nền kinh tế quốc dân; Tự động hoá đồng bộ; Năng lượng nguyên tử; Vật liệu mới và công nghệ sản xuất, gia công các vật liệu đó; Công nghệ sinh học.

Tại khoá họp đặc biệt 43 của Hội đồng Tương trợ kinh tế (1987), các nước thành viên đã đề ra nghị quyết về việc xây dựng một chương trình tổng hợp hợp tác giữa các thành viên châu Âu với Việt Nam, nhằm giúp Việt Nam giải quyết các vấn đề kinh tế và khoa học và công nghệ. Đến cuối năm 1988, có 88 cơ quan của Việt Nam đã tham gia thực hiện 82 nhiệm vụ thuộc 19 vấn đề theo 5 hướng ưu tiên của chương trình tổng hợp. Tháng 3/1989 phía Việt Nam đã rà soát và rút việc tham gia 82 nhiệm vụ xuống tham gia 49 nhiệm vụ.

 

Sau khi Liên Xô tan vỡ (12-1991) các hiệp định khung cũ về hợp tác kinh tế và khoa học và công nghệ giữa hai nước không còn hiệu lực. Tháng 7-1992 giữa Việt Nam và CHLB Nga đã ký hiệp định mới về hợp tác khoa học và công nghệ. Hình thức hợp tác chủ yếu là mời chuyên gia bạn sang làm cộng tác viên, chuyển giao công nghệ của bạn vào nước ta. Một kế hoạch hợp tác cụ thể cho năm 1993 - 1995 cũng đã được thoả thuận giữa Trung tâm KHTN và CN quốc gia và Viện Hàn lâm Khoa học Công hoà Liên bang Nga.

Trung tâm KHXH và NV quốc gia đã đăng ký chương trình hợp tác nghiên cứu với Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ (1986 - 1990), với Viện Hàn lâm Khoa học Cu Ba (1986 - 1990) về các vấn đề hoà bình, an ninh, hợp tác trong khu vực Châu A - Thái Bình Dương và vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Hợp tác với các nước trong khu vực như Nhật, ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan... đã được xúc tiến chủ yếu từ năm 1990 trở lại đây.

Đối với Lào và Cămpuchia: Việt Nam đã cử cán bộ sang giúp thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu.

Hợp tác khoa học và công nghệ với các nước tư bản chủ nghĩa

Hà Lan nhận đào tạo nhiều nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ nông. Chính phủ Hà Lan cung cấp cho những học bổng đi thực tập sau đại học ở các lĩnh vực như viễn thám, radio và T.V, công nghiệp dệt, da, v.v... Trong hai năm (1988 - 1989), Hà lan đã đào tạo cho Việt Nam một số chuyên gia trong lĩnh vực khoa học xã hội như quản lý Nhà nước, chiến lược phát triển, chính sách phát triển nông thôn, luật pháp quốc tế.

Hợp tác khoa học và công nghệ với Hà Lan còn thể hiện trong việc thực hiện 23 dự án với các trường đại học của Việt Nam, với giá trị trung bình 2 triệu USD mỗi dự án. Các dự án này đã giúp các trường đại học vừa có điều kiện phối hợp nghiên cứu, giảng dạy, vừa bổ sung trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo ở các trường này.

CHLB Đức hợp tác với ta có phần hạn chế hơn, chủ yếu là cấp các học bổng đi học và thực tập trong các ngành thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản như toán, lý, hoá và do vậy chiếm phần đáng kể là hợp tác với Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.

Việt Nam và Thuỵ Điển đã hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chủ yếu thông qua hai cơ quan đầu mối là SAREC (Cơ quan hợp tác kinh tế và nghiên cứu Thuỵ Điển) và Uỷ ban khoa học và công nghệ Nhà nước (nay là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường). Ngoài việc cung cấp các thiết bị, chuẩn đo lường, y tế và nghiên cứu xử lý nền móng của giai đoạn 1979 - 1985 thì từ 1986 trở đi hai bên đã phối hợp nghiên cứu trong lĩnh vực y tế, xây dựng, nông nghiệp, chuyển giao công nghệ...

Cho tới năm 1988, tổng số các trang bị phòng thí nghiệm mà Thuỵ Điển cung cấp cho các cơ sở của Việt Nam đạt giá trị 650.000 curon, các loại hoá chất và sinh phẩm trị giá 600.000 curon, sách và tạp chí khoa học trị giá 150.000 curon... kể từ 1989, 4 đề án hợp tác nghiên cứu mới được bổ sung với giá khoảng 3,4 triệu curon Thuỵ Điển.

Trong thời gian qua, Thuỵ Điển đã viện trợ cho ta khoảng 3,5 triệu USD và 200 cán bộ của ta được gửi đi nâng cao trình độ, trong đó 4 tiến sĩ, 10 thạc sỹ... Kết quả hợp tác trong lĩnh vực nền móng và lâm nghiệp là đáng khích lệ. Năm 1991 - 1993 đã có 12 dự án nghiên cứu với vốn tài trợ 17 triệu curon được thoả thuận.

Hợp tác khoa học và công nghệ của Việt Nam với Pháp được bắt đầu kể từ khi Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác văn hoá, khoa học và công nghệ được thành lập và nhóm họp kỳ đầu tiên vào tháng 5 năm 1978 tại Paris, trong gia đoạn đổi mới của Việt Nam, Pháp cũng là một trong những nước ở Tây âu giúp ta nhiều trong bảy lĩnh vực ưu tiên hợp tác mới được định hình, đó là: Nông nghiệp, Sinh học, Toán học ứng dụng và tin học, Năng lượng, Cơ sở hạ tầng, vật liệu, Thông tin khoa học và công nghệ, Y học.

Trao đổi thông tin khoa học và công nghệ là một khâu khá quan trọng trong hợp tác với Pháp. Pháp đã đào tạo cán bộ tin học và cung cấp cho Thư viện khoa học và công nghệ trung ương tổng số khoảng 4000 vi phiếu, 150 tạp chí, 500 sách khoa học và công nghệ hàng năm.

Công tác đào tạo cũng chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong quá trình hợp tác và được thực hiện ở nhiều loại hình đào tạo khác nhau với Pháp như: đào tạo giáo viên, đào tạo cán bộ nghiên cứu, đào tạo qua phối hợp nghiên cứu, đào tạo nâng cao, đào tạo kỹ thuật và chuyên môn, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, v.v...

Năm 1992 - 1993, chúng ta đã ký kết chương trình hợp tác với Pháp gồm 50 đề mục, trong đó khoảng 30 đề án nghiên cứu tổng hợp. Hai bên phối hợp thành lập một số trung tâm như Trung tâm đào tạo tiếng Pháp, Trung tâm đào tạo về quản lý kinh tế... Từ năm 1991 đến nay có khoảng 100 người đi đào tạo ở Pháp và ta tiếp nhận trên 90 chuyên gia.

Hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và ôxtrâylia cũng đạt được những kết quả khích lệ nhất là trong lĩnh vực nâng cao trình độ ngoại ngữ và các kỹ thuật nông, lâm nghiệp.

Với Canada chúng ta có quan hệ hợp tác qua IDRC (Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc tế). Khoảng 10 dự án đã được triển khai.

Ngoài ra, từ những năm 90 trở lại đây, chúng ta đã bắt đầu triển khai mạnh các hợp tác với các nước như Mỹ, và các nước trong khu vực.

Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học XH và NV đối với các nước Tây - Bắc Âu, Trung tâm KHXH và NV quốc gia chủ yếu có hợp tác khoa học với Pháp. Ngoài ra Trung tâm còn có quan hệ hợp tác với các nước như Anh, Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Mỹ, Canada, v.v...

Hợp tác khoa học và công nghệ với các tổ chức quốc tế

Nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế đã góp phần không nhỏ vào việc hiện đại hoá các cơ quan nghiên cứu, đào tạo cán bộ khoa học tại các nước có trình độ phát triển cao và giúp cho Việt Nam có được số lượng quan trọng các tài liệu và thông tin khoa học mang tính thời sự.

Việt Nam đã có quan hệ và nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như: UNDP (Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc), ISF (Quĩ khoa học quốc tế), FAO (Tổ chức nông lương thế giới), UNESCO (Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc), NGO (Các tổ chức phi Chính phủ), WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới). v.v...

Việc hợp tác với các tổ chức nói trên thường được thực hiện dưới hình thức viện trợ không hoàn lại. Trong các nguồn này, đáng kể nhất phải kể đến sự viện trợ của UNDP.

Các trợ giúp của UNDP

Đến nay UNDP đã viện trợ cho Việt Nam được 4 tài khoá 1977 - 1982; 1982 - 1986, 1987 - 1991 và 1992 - 1996.

- Tài khoá 1987 - 1991

Phương châm của Việt Nam trong tài khoá này là quan tâm và ưu tiên các vấn đề công nghệ, tích cực tham gia vào chương trình tiến bộ khoa học và công nghệ dành cho các nước đang phát triển, nhất là ở khu vực châu á và Thái Bình Dương.

Tổng kinh phí cho tài khoá này là 104,095 triệu USD và được phân theo các mục tiêu đầu tư như sau:

- Tăng sản xuất lương thực và thực phẩm 30 %

- Các nhu cầu cơ bản 10 %

- Tài nguyên thiên nhiên 23 %

- Nâng cao hiệu quả đầu tư 33 %

- Ngoại thương 3 %

- Các ngành khác 7 %

ở tài khoá này khoản kinh phí dành cho thiết bị là 50 % tổng giá trị các đề án, giảm đi so với hai tài khoá trước nhưng bù lại ta đã tổ chức ở trong nước hàng chục lớp đào tạo, hội thảo theo các chuyên đề khác nhau và cũng cử nhiều cán bộ tham gia các hội thảo do UNDP tổ chức tại các nước đang phát triển khác nhất là các nước trong khu vực.

Chỉ riêng trong hai tài khoá đầu, UNDP đã giúp Việt Nam 82 dự án với giá trị 114 triệu USD, trong số đó khoảng 60 triệu USD dùng cho việc trang bị các kỹ thuật hiện đại cho các cơ sở nghiên cứu - triển khai và khôi phục lại một số cơ sở công nghiệp.

Tại hai tài khoá này, công nghiệp và nông nghiệp được chú trọng ưu tiên, ngoài ra vấn đề giải quyết nhân lực nông thôn cũng được quan tâm tới. Tuy nhiên các ngành công nghiệp chế biến, rất cần với một nước nông nghiệp như nước ta lại chưa được quan tâm thích đáng.

Để có thể phân tích cơ cấu các lĩnh vực kinh tế trong cả 3 tài khoá, ta có bảng so sánh sau:

Bảng 6: Các lĩnh vực được UNDP tài trợ qua 3 tài khoá

(1987 - 1991)

Lĩnh vực1987-1991 (%)1. Khai thác tài nguyên12,62. Nông nghiệp 32,93. Công nghiệp 31,54. Giao thông- Bưu điện 6,35. Phát triển nhân lực 1,96. Khoa học-kỹ thuật 7,27. Các lĩnh vực khác 7,6

Trợ giúp của các tổ chức quốc tế

- UNESCO

Việt Nam bắt đầu hợp tác với UNESCO từ năm 1977 và chủ yếu là trong các lĩnh vực giáo dục và văn hoá. Đến những năm cuối thập kỷ 80 ta mới có hợp tác với UNESCO về mặt khoa học. Việt Nam đã tranh thủ sự tài trợ của UNESCO để đào tạo cán bộ khoa học và trang bị nhỏ cho một số cơ sở như giúp xây dựng phòng thí nghiệm tin học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 20.000 USD. Ngoài ra, UNESCO còn giúp ta một số lượng quan trọng các tài liệu khoa học và giúp cán bộ khoa học tham dự các hội nghị khoa học tại các nước đang phát triển.

Bên cạnh các giúp đỡ kể trên, UNESCO còn làm môi giới và thực hiện một số các đề án UNDP giúp Việt Nam như đề án của UNDP tài trợ cho Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh trị giá 500.000 USD.

- Các tổ chức khác

Bên cạnh sự giúp đỡ quan trọng về khoa học và công nghệ của các tổ chức nói trên, Việt Nam đã thiết lập và thực hiện sự hợp tác về khoa học với các tổ chức khác như FAO, ISF, WIPO, v.v...

FAO còn giúp Việt Nam đào tạo cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp và nhận giúp các giống thích hợp để phát triển cây, con phù hợp với điều kiện Việt Nam và cho năng suất cao.

Một số lớn tài liệu về khoa học và công nghệ cũng đã đến Việt Nam qua con đường hợp tác với các tổ chức quốc tế, giúp cho cán bộ Việt Nam kịp thời nắm bắt được những thông tin và trào lưu mới trong khoa học.

Về lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Việt Nam đã có sự hợp tác và được sự giúp đỡ của WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới).

WIPO đã đào tạo nhiều cán bộ cho Việt Nam trong các lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Năm 1988 tổ chức này đã đầu tư một dự án trị giá 448.000 USD để trang bị các kỹ thuật cho Trung tâm Thông tin của Cục sáng chế - Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Cục Sở hữu công nghiệp - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường).

III.7. Quản lý hoạt động KHCN địa phương

Thời kỳ 1986-1990 công tác KHKT địa phương được đẩy mạnh lên một bước quan trọng. Triển khai Chỉ thị số 88-CT của Chủ tịch HĐBT về tăng cường công tác KHKT địa phương, tổ chức quản lý KHKT địa phương đã được kiện toàn và đổi tên thành Uỷ ban KHKT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng và nặng nề.

Vụ KHKT địa phương được thành lập từ 1982 đã thực hiện giúp Uỷ ban KHKTNN làm chức năng cơ quan đầu mối phối hợp mọi hoạt động của các địa phương trong kế hoạch hoạt động KHKT chung cuả cả nước. Công tác quản lý KHCN địa phương trong giai đoạn 1986-1989 đã được Lãnh đạo Uỷ ban quan tâm chỉ đạo sát và cụ thể. Hoạt động KHCN của địa phương trong sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã bước đầu được nhìn nhận đúng mức tầm quan trọng của nó, nên Uỷ ban đã có những chủ trương cụ thể, các văn bản hướng dẫn kiện toàn tổ chức các Uỷ ban KHKT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mặt lãnh đạo, xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý.

Hàng năm Uỷ ban tổ chức đều đặn các cuộc họp tổng kết công tác KHKT địa phương, các buổi làm việc với Chủ nhiệm của Uỷ ban KHKT địa phương để rút kinh nghiệm công tác lãnh đạo, chỉ đạo nghiệp vụ của Uỷ ban đối với các địa phương. Các cuộc hội nghị tổng kết, các cuộc làm việc với các Chủ nhiệm Uỷ ban KHKT địa phương cũng là dịp tổng két các điển hình làm KHKT và trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về KHKT ở địa phương.

Đồng thời với việc kiện toàn tổ chức Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh, thành phố, và tổ chức các Hội đồng KHKT tỉnh, huyện, Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước đã triển khai việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch KHKT 5 năm 1986-1990 và xây dựng các chương trình KHKT ở các địa phương, giúp đỡ xây dựng các qui chế quản lý, đặc biệt là triển khai công tác quản lý KHKT trên địa bàn huyện, tập trung vào việc tổ chức nhanh chóng đưa kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, tổng kết và nhân rộng các điển hình sản xuất giỏi. Đã bắt đầu xây dựng các trung tâm ứng dụng KHKT ở các địa phương để thực hiện việc chuyển giao nhanh các kết quả nghiên cứu, các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và đời sống ở các địa phương, bước đầu thực hiện chức năng một "cầu nối" quan trọng trong việc gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với sản xuất.

D - Kiện toàn tổ chức uỷ ban khoa học và kỹ thuật và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý

1. Về mặt xây dựng tổ chức Cơ quan

Lãnh đạo Uỷ ban đã từng bước kiện toàn các cơ quan thuộc khối quản lý đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước các lĩnh vực về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội và nhân văn, các mặt quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu công nghiệp, điều tra và quản lý tài nguyên, xét duyệt trữ lượng khoáng sản...

Lần đầu tiên, Uỷ ban đã hình thành được cơ quan nghiên cứu khoa học nhằm chuẩn bị các luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách và đổi mới cơ chế quản lý KHCN trong nền kinh tế thị trường. Công tác nghiên cứu các biện pháp chính sách khuyến khích hoạt động KHCN trong nền kinh tế thị trường đã có bước phát triển, đã nghiên cứu xây dựng một số văn bản pháp luật quan trọng trong việc đổi mới cơ chế quản lý KHCN (Quyết định 134-HĐBT ngày 30-8-1987), Nghị định 35-HĐBT ngày 28-1-1992...). Tuy nhiên, việc nghiên cứu về chính sách phát triển nguồn nhân lực KHCN làm chậm và không có một đơn vị nghiên cứu chuyên trách nào đảm nhiệm.

2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý

Cùng với việc tạo thêm điều kiện và phương tiện làm việc cho đôi ngũ quản lý, Uỷ ban đã quan tâm tới việc tìm kiếm nhiều hình thức để đào tạo và bồi dưỡng nhằm thống nhất quan điểm của Đảng về phát triển KHCN trong nền kinh tế thị trường, về chức năng quản lý Nhà nước về KHCN của Uỷ ban và về nghiệp vụ quản lý KHCN theo từng lĩnh vực.

Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý khi chuyển sang nền kinh tế thị trường là việc rất cần thiết bảo đảm nâng cao chất lượng công tác quản lý. Với sự giúp đỡ của Liên Xô chúng ta đã thực hiện được 10 khoá đào tạo về quản lý KHKT (thời gian 4 tháng cho 30 cán bộ/mỗi khoá bắt đầu từ 1983 - 1987). Ngoài ra còn được Liên Xô tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý tiêu chuẩn hoá, thông tin KHKT... Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý sở hữu công nghiệp đã được thực hiện với nhiều hình thức như tham quan, khảo sát, nghiên cứu và dự các lớp đào tạo chính qui về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp.

Hàng năm Uỷ ban còn tổ chức các đợt phổ biến quán triệt các văn kiện của Đảng về KHCN (nghị quyết 26 của Bộ CT), các văn bản pháp luật quan trọng (các Pháp lệnh về Chuyên giao công nghệ, Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Đo lường, Chất lượng hàng hoá, quyết định 134-HĐBT về các biện pháp khuyến khích hoạt động KHKT, nghị định 35-HĐBT về công tác quản lý KHCN, hướng dẫn xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm ...) cho đội ngũ quản lý của Uỷ ban và lãnh đạo các viện, trường đại học và các Vụ quản lý KHKT Bộ, Tổng cục.

Công tác nghiên cứu biên soạn tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước về KHCN về một số chuyên ngành (tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng, thông tin KHCN, sở hữu công nghiệp) đâ dược quan tâm, việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước về KHCN cho đội ngũ quản lý của Uỷ ban và các bộ ngành, các địa phương còn chưa nền nếp và trở thành một chế độ thuờng xuyên.

3. Đổi mới cơ chế quản lý KHCN

Từ sau Đại hội Đảng VI, cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế quản lý KHCN đã có những đổi mới quan trọng đáp ứng được việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước về KHCN khi chuyển sang nền kinh tế thị triường. Giai đoạn 1986-1992, bước đầu Uỷ ban đã xác định đúng một số nội dung quan trọng cần thiết tập trung nghiên cứu để có những chủ trương, chính sách cụ thể trong việc đổi mới cơ chế quản lý KHCN, đó là:

- Nghiên cứu các biện pháp khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế nghiên cứu, tạo ra và ứng dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu, các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.

- Nâng cao quyền chủ động của các cơ sở nghiên cứu trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng KHCN với các cơ sở sản xuất, với các ngành, địa phương

- Mở rộng quyền thành lập các tổ chức KHCN trong tất cả thành phần kinh tế, hoạt động có đăng ký và được bình đẳng trong việc dự tuyển các cơ quan chủ trì, chủ nhiệm các đề tài KHCN các cấp.

- Đảm bảo việc trả công tương xứng với kết quả của người làm khoa học mang lại, Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp cho mọi tổ chức, cá nhân.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội đồng KHCN chuyên ngành trong việc góp ý kiến, nhận xét, đánh giá về chủ trương, chính sách, định hướng phát triển KHCN, kế hoạch KHCN, trong việc lựa chọn các hướng nghiên cứu ưu tiên.

Đối với Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, với trách nhiệm làm nhệm vụ thường trực Hội đồng, chất lượng hoạt động của Hội đồng phụ thuộc phần lớn vào chất lượng công tác chuẩn bị tư liệu của Uỷ ban để trình ra các phiên họp của Hội đồng. Tài liệu được chuẩn bị kỹ, gửi trước để các thành viên Hội đồng nghiên cứu chuẩn bị ý kiến, bố trí lịch họp sớm để sắp xếp công việc sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, nhận xét, góp ý kiến của Hội đồng được tập trung và sát đúng hơn.

4. Xây dựng mối quan hệ làm việc tốt với các Bộ chức năng

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chức năng quản lý Nhà nước của các Bộ ngành ngày càng nặng, phạm vi mở rộng, mỗi Bộ có nhiệm vụ và quyền hạn lớn trong công tác quản lý hoạt động KHCN trong ngành.

Để làm tốt chức năng quản lý Nhà nước về KHCN mà Chính phủ giao cho Uỷ ban, việc xây dựng tốt mối quan hệ công tác giữa Uỷ ban với các Bộ, trước hết là các Bộ chức năng (Kế hoạch, Tài chính) phải được bàn bạc thống nhất và thể chế hoá thành các qui định cụ thể trong những công việc quan trọng để thực hiện.